xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thế giới kề bên thảm họa siêu núi lửa?

(TT&VH)

Toba, được coi là núi lửa lớn nhất thế giới (có miệng rộng tới 1.775 km2) và là một trong những hiểm họa lớn nhất của hành tinh chúng ta, liệu sẽ hoạt động trở lại? Trong lần phun nham thạch cuối cùng của siêu núi lửa này, loài người gần như bị diệt vong

Thiên nhiên dường như vẫn chưa nguôi cơn giận: Sau khi những cuộc động đất và sóng thần ở vùng biển Ấn Độ Dương đòi xong hàng vạn nạn nhân như một cuộc tế thần, các ngọn núi lửa ở khu vực này cũng bắt đầu cựa mình theo, trong đó đặc biệt có siêu núi lửa Toba. Ray Cas, nhà nghiên cứu núi lửa người Úc ở ĐHTH Monash cảnh báo rằng núi lửa Toba nằm cách núi Talang 300 km về phía Bắc có nguy cơ hoạt động trở lại rõ ràng nhất.

Cái tên Toba có thể còn lạ lẫm với người bình thường, nhưng là một khái niệm đầy rùng rợn với giới nghiên cứu. Cách đây 74.000 năm nó đã nổi giận, và lớp tro bụi tung lên khí quyển che lấp ánh mặt trời đã nhấn trái đất vào đêm đen 6 năm liền, khiến nhiệt độ trên địa cầu lạnh đi rõ rệt. Loài người khi ấy bị tàn lụi, chỉ còn lại vẻn vẹn 5 đến 10.000 người! Nếu giờ đây thảm họa này lặp lại chắc chắn sẽ đem lại cái chết cho hàng triệu người, cũng như nạn đói cho hàng trăm triệu người khác.

Mấy vụ động đất gần Sumatra từ tháng 12-2004 trở lại đây làm sống lại những nỗi lo tưởng như đã bị trôi vào quên lãng, vì xét về địa chất học thì động đất và núi lửa là cặp anh em sinh đôi, cùng chung một mẹ là vết nứt giữa các mảng lục địa. Trong khi địa chấn diễn ra nơi các mảng lục địa xô trượt lên nhau thì núi lửa hoạt động khoảng 250 km về hướng đất liền: sâu hơn 100 km, nơi nước biển bị dồn nén và dồn lên trên, nước làm tầng đá trên cùng mất ổn định, mất khoáng chất và nóng chảy thành hồ magma ngầm mà sớm muộn cũng tìm đường phun trào lên bề mặt, đông cứng thành 500 hỏa diệm sơn trong khu vực Indonesia.

Câu hỏi nóng bỏng nhất là: liệu động đất có gây phản ứng dây chuyền để núi lửa bị kích hoạt? Thông thường thì cơ chế này thể hiện ngược lại: magma dao động gây ra động đất ví dụ gần nhất là vụ địa chấn sau lễ Giáng sinh vừa rồi, lan tỏa trong bán kính vài trăm cây số, núi lửa nằm gần nhất tình cờ lại là ngọn Toba. Động đất có thể thúc đẩy khối thể khí tách khỏi magma, làm tăng áp suất dưới vỏ trái đất. Tại Chile năm 1960, ngày 22-5 xảy ra vụ động đất lớn nhất từ khi có bảng đo Richter, 2 ngày sau núi lửa Cordon gần đó cũng hoạt động theo. Sumatra đã chứng kiến hai cơn động đất thuộc vào hạng mạnh nhất, gây ra sóng thần, và có trời biết là hậu quả nào còn ẩn chứa chưa ra mặt, đe dọa hàng triệu dân cư trong khu vực? Toba, ngọn núi lửa mạnh nhất hành tinh, lại nằm đúng trên vết nứt gãy giữa các mảng lục địa, khó nằm yên sau một cuộc động đất thứ 3. Ngay từ bây giờ, các nhà khoa học đòi thiết lập mạng lưới báo động riêng khả dĩ giảm thiểu phần nào hậu quả của thảm họa mới, bởi vì không chỉ Indonesia mà cả ở châu Âu và Nam Mỹ cũng không nằm ngoài phạm vi nguy hiểm. Dưới lớp vỏ chưa bao giờ định hình của quả đất còn nhiều hồ magma ngầm rộng hàng nghìn cây số vuông và sâu tới 20 cây số. Khả năng một thảm họa núi lửa mới trong thế kỷ này được đánh giá là 1:6, mặc dù người ta vẫn chưa rõ là các dấu hiệu báo trước sẽ ở dạng nào. Cho đến nay, kinh nghiệm chỉ cho thấy là động đất sẽ xảy ra trước, sau đó thành phần hóa học của luồng khí tỏa ra từ miệng núi lửa thay đổi, nền đất dâng lên và nóng dần.

Nhưng liệu có ích gì khi biết sớm vài giờ trước khi magma phun trào? Thực tế là nhiều núi lửa hoạt động mà không hề có những triệu chứng kể trên. Cộng đồng thế giới cũng chưa hề có một kế hoạch chung để đối phó với nạn đói sau đó, cũng như làm gì để đối đầu với cuộc di dân của hàng triệu nạn nhân ra khỏi vùng bị nạn.

Đêm 12-4 vừa qua, dễ hiểu là người dân Sumatra sau 4 lần đất rung lớn nhỏ hoảng loạn chạy khỏi nhà tìm nơi đất cao hơn, sau khi hình ảnh sóng thần chưa phai mờ. Phía chân trời, ngọn Talang bắt đầu phun cột tro lan tỏa trong bán kính 1 km, khiến nhà cầm quyền phải khuyến cáo di tản hơn 1 triệu người trong bầu không khí sặc mùi lưu huỳnh. Nhà địa vật lý Fauzan cho biết, vụ núi lửa phun tại Talang có liên quan trực tiếp là những cơn địa chấn trong khu vực Sumatra gần đây. "Về lý thuyết, có mối liên hệ giữa những chấn động tại Ấn Độ Dương và núi lửa phun tại Sumatra". Ông cũng chỉ ra rằng trận động đất hồi tháng 12 và các dư chấn đã kích hoạt núi lửa Leuser tại tỉnh Aceh có cùng độ cao như Talang, và trận động đất tại Nias 2 tuần trước đã đánh thức núi lửa dưới hồ Toba ở Sumatra.

Một khái niệm không mới nhưng ngày càng được nhắc đến nhiều hơn: siêu núi lửa. Đó là cái tên từng được gán cho Toba sau khi có lần đe dọa xóa sổ loài người. Nếu các trận động đất và dư chấn tạo ra một rung động cộng hưởng thì rất có thể siêu núi lửa này lại bị kích hoạt lần nữa. Thậm chí đã có phỏng đoán vào năm 2012!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo