xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Vách núi đẻ trứng" mỗi 30 năm ở Trung Quốc: báu vật từ "hành tinh quái thú"

Thu Anh

(NLĐO)- Các nhà khoa học đã giải mã bí ẩn lâu đời về núi Gandang, nơi có một vách núi đẻ trứng, cứ 30 năm lại sản sinh ra quả trứng đá tuyệt đẹp. Khởi nguồn của hiện tượng chính là thời kỳ "hành tinh quái thú": kỷ Cambri.

Vách núi đẻ trứng có kích thước khoảng 20x6 mét, thuộc địa phận tỉnh Quý Châu, đã được các nhà địa chất nghiên cứu trong nhiều thập kỷ. Mỗi 30 năm, nó đẻ ra một quả trứng đá có đường kính từn 20-60 cm, màu xanh đậm và rất mịn, lấp lánh dưới ánh mặt trời ở một số vị trí.

Vách núi đẻ trứng mỗi 30 năm ở Trung Quốc: báu vật từ hành tinh quái thú - Ảnh 1.

Vách núi đẻ trứng tại Trung Quốc - Ảnh: Asiawire

Theo Ancient Origins, có nhiều truyền thuyết xung quanh vách núi kỳ lạ và người dân địa phương luôn hy vọng nhặt được một quả trứng đá, thứ mà họ cho là vật thiêng mang lại may mắn và tài lộc. Người dân còn thờ những viên đá lạ này như một bảo vật hộ mệnh cho gia đình mình.

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư Xu Ronghua từ Viện Địa chất và Địa vật lý thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc tuyên bố rằng những quả trứng đá được làm từ silicon dioxide, có nguồn gốc từ kỷ Cambri.

Kỷ Cambri hơn nửa tỉ năm về trước chính là giai đoạn bùng nổ sinh học lớn của Trái Đất, biến toàn thế giới thành một "hành tinh quái thú" với những sinh vật phong phú và kỳ dị. Hầu hết chúng đã tuyệt chủng nhưng đã đặt nền móng cho muôn loài sau này.

Vách núi đẻ trứng mỗi 30 năm ở Trung Quốc: báu vật từ hành tinh quái thú - Ảnh 2.

Một quả trứng đá được người dân nhặt được - Ảnh: Asia Wire

Thời kỳ đó, khu vực này là đại dương. Những hạt silicon dioxide dồi dào đã bám vào nhau, tạo thành hình cầu trong nước trước khi bị nén thành đá biến chất. Bản thân việc ở trong nước cũng khiến các khối silicon dioxide trở nên tròn và nhẵn hơn.

Qua nhiều kỷ nguyên địa chất, đại dương biến dần thành núi, những tảng đá biến chất silicon dioxide này bị bao bọc bởi đá vôi, vốn tạo thành từ trầm tích nén như cát, đất hoặc các mảnh đá nhỏ, kém bền hơn.

Vách núi bí ẩn ở Quý Châu, Trung Quốc đã bị xói mòn trong nhiều năm nay. Tuy nhiên chỉ có đá vôi kém bền bị mài mòn, còn những quả trứng làm bằng đá biến chất thì quá bền vững nên cứ thể lần lượt lộ ra và rơi khỏi vách núi sau mỗi vài chục năm.

Các nhà khoa học còn phát hiện ra vài điểm "đá đẻ trứng" khác ẩn mình sâu hơn trong cả ngọn núi. Tại ngôi làng ở chân núi Chan Dan Ya, nơi có vách đá đẻ trứng nổi tiếng, nhóm khoa học gia đã mượn được trong dân khoảng 100 quả trứng đá để phục vụ nghiên cứu. Dân làng cho biết còn nhiều trứng đá nữa đã ra đời trong nhiều thế kỷ, nhưng đã bị bán đi hoặc đánh cắp.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo