xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vỏ Trái Đất "nhỏ giọt như mật ong", làm biến dạng dãy Andes

Thu Anh

(NLĐO) - Những "giọt vỏ Trái Đất" đã bị lớp phủ nuốt chửng dần trong vòng hàng triệu năm.

Nghiên cứu vừa công bố trên Nature: Communications Earth & Environment đã tìm ra nguyên nhân của sự biến dạng trên bề mặt của một khu vực thuộc dãy núi Andes.

"Do có mật độ dày, vỏ Trái Đất nhỏ giọt như xi rô lạnh hoặc mật ong vào sâu hơn bên trong hành tinh và có khả năng gây ra 2 sự kiện kiến tạo lớn ở trung tâm Andes, làm thay đổi địa hình bề mặt của khu vực trải dài hàng trăm km, vừa làm nứt nẻ, vừa kéo dài lớp vỏ bề mặt" - Nhà nghiên cứu Julia Andersen từ Khoa Khoa học Trái Đất của Đại học Toronto - Canada, một trong các tác giả chính, cho biết.

Vỏ Trái Đất nhỏ giọt như mật ong, làm biến dạng dãy Andes - Ảnh 1.

Các lớp của Trái Đất - Ảnh: BBC Science Focus

Nghe có vẻ rất lạ lùng, nhưng sự kiện có tên gọi "nhỏ giọt thạch quyển" này đã xảy ra hàng triệu năm ở nhiều vùng trên thế giới. Hiện tượng từng được ghi nhận ở Cao nguyên Anatolian ở trung tâm Thổ Nhĩ Kỳ và Đại lưu vực phía Tây nước Mỹ vài năm trước.

Đối với điều bí ẩn xảy ra dưới dãy Andes, các nhà khoa học đã kết hợp thí nghiệm đơn giản bằng mô hình hộp cát, đối chiếu với một loại dữ liệu địa chấn chi tiết được ghi nhận trong khu vực.

Theo Live Science, các vùng bên ngoài của địa chất Trái Đất bao gồm lớp vỏ và lớp phủ trên, tạo thành các mảng cứng của thạch quyển; trong khi phần đá giống như nhựa nóng, áp suất cao hơn thì hội tụ trong lớp phủ dưới. Các mảng thạch quyển trôi nổi bên trên lớp phủ dưới này, bị các dòng đối lưu trong lớp phủ dưới kéo trôi.

Sự nhỏ giọt của thạch quyển xảy ra khi 2 mảnh thạch quyển đâm sầm vào nhau, làm vỡ vụn phần tiếp giáp, từ đó tạo ra một "giọt" bao gồm vỏ Trái Đất và cả một phần lớp phủ trên, nhỏ xuống lớp sâu bên dưới. Sức nặng từ giọt thạch quyển cũng kéo vật chất bên trên xuống, làm biến dạng bề mặt.

Ngược lại khi giọt thạch quyển vừa rớt xuống, phần thạch quyển tiếp giáp vốn bị kéo trì bởi sức nặng của giọt bấy lâu cũng được "giải thoát", bật ngược lên trên thành các dãy núi. 

Các nhà khoa học nghi ngờ rằng quá trình này, nhiều giọt thạch quyển nhỏ xuống khiến lớp phủ và vỏ bị bật lên nhiều lần, đã giúp tạo nên Andes hùng vĩ ngày nay.

Nhiều nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra các đặc điểm "không thể lý giải" ở Cao nguyên Trung tâm Andean, không phải do quá trình hút chìm quen thuộc trong kiến tạo mảng mà như mọc lên từ các xung đột ngột. Đó có thể chính là tác động của sự nhỏ giọt thạch quyển.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo