xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bán lẻ Việt chập chững nhượng quyền

Thanh Nhân

Doanh nghiệp Việt tham gia nhượng quyền đang phải vừa làm vừa học và đối diện nhiều rủi ro pháp lý

Công ty TNHH Thực phẩm Saigon Co.op (Co.op Food), đơn vị trực thuộc Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM - Saigon Co.op, vừa khai trương cửa hàng Co.op Food Thanh Đa ở quận Bình Thạnh. Đây là Co.op Food đầu tiên kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương hiệu. Việc doanh nghiệp (DN) bán lẻ nhà nước triển khai nhượng quyền đã thu hút sự chú ý của các DN trong ngành và giới chuyên môn.

Rất dễ, cũng rất khó

Không tiết lộ thông tin về đối tác nhận nhượng quyền, giá trị chuyển nhượng, ông Nguyễn Anh Đức - Phó Tổng Giám đốc Saigon Co.op - cho biết việc nhượng quyền thương hiệu cửa hàng Co.op Food đang trong giai đoạn thử nghiệm. Saigon Co.op sẵn sàng chia sẻ lợi nhuận để bảo đảm quyền lợi cho đối tác. Hiện nay, 100% hàng hóa tại Co.op Food Thanh Đa là sản phẩm do Saigon Co.op cung cấp chứ chưa có cơ cấu tỉ lệ hàng hóa riêng, danh mục hàng hóa được áp dụng thống nhất với các cửa hàng Co.op Food trong cùng hệ thống về các điều kiện kinh doanh: giá cả, chương trình khuyến mãi…


Khách mua hàng tại Co.op Food Thanh Đa trong ngày khai trương Ảnh: VĂN THÔNG

Khách mua hàng tại Co.op Food Thanh Đa trong ngày khai trương Ảnh: VĂN THÔNG

Đơn vị nhận nhượng quyền cửa hàng Co.op Food Thanh Đa đang tích cực tìm mặt bằng, mong muốn nhận nhượng quyền thêm vài cửa hàng nữa. Dự kiến trong giai đoạn thí điểm từ nay đến cuối năm, Saigon Co.op sẽ nhượng quyền khoảng 5 cửa hàng Co.op Food, nếu thuận lợi thì sang năm 2017 sẽ tiến tới nhượng quyền rộng rãi hơn và mở rộng ở một số địa phương với quy mô 4-5 cửa hàng/tỉnh.

Theo ông Nguyễn Anh Đức, đối với các cửa hàng nhỏ, không cách nào khác hơn là phải nhượng quyền để gia tăng tổng doanh thu. Nếu chỉ dừng lại ở quy mô vài chục cửa hàng thì không có lãi. Các chuỗi cửa hàng tiện lợi ngoại đang hoạt động tại Việt Nam như Shop & Go, Family Mart, Circle K… đều chưa có lợi nhuận, trong khi Co.op Food đang tiệm cận có lãi.

Chủ tịch Công ty Retail & Franchise Asia Nguyễn Phi Vân, chuyên gia nhượng quyền quốc tế, cho rằng các DN bán lẻ như Circle K, Metro, Family Mart, Ministop đều chọn hình thức nhượng quyền để thâm nhập thị trường Việt Nam. Shop & Go, Circle K đã tiến sang giai đoạn nhượng quyền thứ cấp tại nước ta. Có thể nói, Saigon Co.op là đơn vị bán lẻ trong nước đầu tiên triển khai nhượng quyền. Đây là hình thức phát triển rất dễ nhưng cũng rất khó. Ký kết và khai trương một chi nhánh nhận quyền là chuyện vô cùng dễ nhưng bảo đảm sự phát triển bền vững của nó mới là vấn đề.

Theo VF Franchise Consulting - công ty Singapore chuyên tư vấn, điều hành và nhượng quyền thương mại hoạt động trên toàn châu Á - 6 tháng đầu năm 2016, đơn vị này đã tư vấn cho hơn 20 thương hiệu (chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, đồ uống) tìm kiếm đối tác nhượng quyền tại Việt Nam. Năm 2016, nhượng quyền tại Việt Nam sẽ tăng 15%-20% số lượng so với năm 2015.

Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy từ năm 2009 đến tháng 7-2016, Việt Nam đón nhận 148 thương hiệu quốc tế đăng ký nhượng quyền. Hầu hết các thương hiệu nhượng quyền kinh doanh đều nhanh chóng mở rộng mạng lưới. Điều này tạo áp lực rất lớn cho các DN Việt đang và sắp bước vào lĩnh vực này, đặc biệt ở mảng bán lẻ.

Lo vấn đề pháp lý

Theo ông Nguyễn Anh Đức, các DN bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam bước đầu là nhượng quyền cấp 1 nhưng sau đó chắc chắn sẽ đẩy mạnh nhượng quyền riêng lẻ để phát triển nhanh mạng lưới. Saigon Co.op đi trước trong mô hình nhượng quyền riêng lẻ nhưng về công nghệ thì chưa bằng các nhà bán lẻ ngoại vì họ đã có những quy định rất chuẩn ở nước ngoài, ngay cả hợp đồng nhượng quyền cũng rất chặt chẽ, công nghệ hỗ trợ rất tốt, am hiểu pháp lý... Trong khi đó, điều kiện pháp lý ở Việt Nam về nhượng quyền vẫn chưa hoàn thiện.

Bà Nguyễn Phi Vân cho rằng dù Việt Nam có luật nhượng quyền nhưng chưa có tiền lệ về giải quyết mâu thuẫn khi xảy ra kiện tụng hay tranh chấp, vì vậy cũng chưa có trải nghiệm thực tế tại thị trường cho các bên liên quan. Thị trường Việt Nam còn quá mới và nhượng quyền chỉ thật sự phát triển trong khoảng 5 năm nay. Vì vậy, trong 3 năm tới, sẽ có nhiều DN tham gia lĩnh vực này hơn, kể cả trong việc mua và bán nhượng quyền; bắt đầu nảy sinh những mâu thuẫn trong quan hệ nhượng quyền và dẫn đến các vụ tranh chấp, kiện tụng như vẫn thường thấy ở các thị trường phát triển hơn.

“Tôi khuyên các DN mua nhượng quyền nên tìm hiểu và có sự cố vấn chuyên nghiệp từ các chuyên gia trước khi tiến hành ký hợp đồng. Các DN bán nhượng quyền cũng nên đầu tư thời gian, nguồn lực vào việc xây dựng hệ thống hỗ trợ chuyên nghiệp và sẵn sàng để tránh các rủi ro” - bà Nguyễn Phi Vân nhấn mạnh.

Ông Trần Anh Tuấn lưu ý cái khó nhất của nhượng quyền không phải là vấn đề quy trình mà là quản trị được mối quan hệ giữa bên bán với bên mua, có hệ thống hỗ trợ bên mua cũng như đánh giá lại hệ thống. Mô hình cửa hàng tiện lợi có đặc trưng riêng, bên mua nhượng quyền chỉ có thể có lãi khi mua vài cửa hàng trở lên và có sự hỗ trợ tích cực từ phía người bán theo tiêu chí win - win (cùng thắng).

Muộn màng

Ông Trần Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn The Pathfinder, cho biết tính đến nay, Co.op Food là mô hình cửa hàng thực phẩm tiện lợi hoạt động khá hiệu quả so với một số cửa hàng khác. Saigon Co.op có thể nhượng quyền sớm hơn nữa, đến nay mới làm là khá trễ.

Về nguyên tắc, mô hình xây dựng cần 3 năm để ổn định, sau đó có thể tính đến chuyện nhượng quyền, trong khi Saigon Co.op đã xây dựng chuỗi Co.op Food 8 năm, số cửa hàng lên đến 98. Với quy mô như vậy, chỉ có xã hội hóa thông qua nhượng quyền mới giúp họ phát triển nhanh được.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo