xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cải thiện cán cân thương mại

SONG HÀ

Cán cân thương mại của Việt Nam được dự báo tiếp tục cải thiện nhờ xuất khẩu tăng trưởng cao

Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu cả nước trong 4 tháng đầu năm đạt 45,7 tỉ USD và nhập khẩu đạt 45,1 tỉ USD, tương ứng tăng 16,9% và 13,7%  so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, khu vực vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xuất siêu 4,09 tỉ USD, nhờ đó xuất siêu 683 triệu USD.

Tiếp tục thặng dư

Chỉ tính quý I/2014, cán cân thương mại thặng dư khoảng 1 tỉ USD, là mức xuất siêu cao nhất của nền kinh tế từ năm 2010 trở lại đây. Bản tin kinh tế vĩ mô tháng 4-2014 của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhận định một nguyên nhân quan trọng giúp kim ngạch xuất khẩu Việt Nam thặng dư là nhờ sự đóng góp đáng kể của các tập đoàn đa quốc gia khi họ rút dần ra khỏi Trung Quốc, Thái Lan bởi giá nhân công ở các nước này tăng cao và dịch chuyển về Việt Nam. Theo đó, chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia chiếm một tỉ trọng lớn trong thương mại đã giúp Việt Nam duy trì tốc độ xuất khẩu tăng trưởng cao. Chỉ riêng mặt hàng điện tử, giá trị xuất khẩu của Việt Nam đã tăng gần 68% trong năm 2012 và 35% trong năm 2013; xuất khẩu điện thoại tăng 85% và 67% trong các năm này.

 

Cần cải cách hành chính quyết liệt để nền kinh tế hấp thụ nhanh vốn đầu tư. (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: Hải Anh
Cần cải cách hành chính quyết liệt để nền kinh tế hấp thụ nhanh vốn đầu tư. (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: Hải Anh

 

Xu hướng cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam sẽ được đẩy mạnh hơn nhờ những cơ hội mới từ “Chiến lược Trung Quốc+1” và gần đây là “Chiến lược Thái Lan+1” của các tập đoàn đa quốc gia. Cụ thể, các tập đoàn quốc tế muốn tìm một nước ngoài Trung Quốc để tránh rủi ro nhưng địa điểm phải đủ gần để có thể bán sản phẩm vào thị trường Trung Quốc, do đó Việt Nam đang là lựa chọn ưu tiên số 1. Minh chứng gần đây nhất là việc Samsung tăng mạnh đầu tư vào Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu điện thoại tại riêng nhà máy Samsung Bắc Ninh năm 2013 lên tới 23,9 tỉ USD.

Khả năng hấp thụ vốn thấp

Một điểm đáng lưu ý, theo TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương, trong 4 tháng đầu năm, sự sụt giảm của vốn FDI cam kết vào Việt Nam không đáng lo (do thời điểm này năm trước có nhiều dự án khủng hàng tỉ USD). Nhưng đáng lo là khả năng hấp thụ vốn thực tế bởi trong khoảng 3 năm gần đây, mức giải ngân chỉ đạt xấp xỉ 10-11 tỉ USD/năm. Vấn đề vướng mắc là do thủ tục hành chính rườm rà, kết cấu hạ tầng yếu kém, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao… Để sửa đổi những rào cản này, Việt Nam cần tăng đầu tư hạ tầng và cải cách hành chính quyết liệt.

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng cho rằng chính sách trong nước cần hướng mạnh hơn đến việc tận dụng các dòng đầu tư vốn FDI nhằm nâng cao năng lực sản xuất và hàm lượng giá trị gia tăng trong nước. Cần nỗ lực thúc đẩy và kết hợp hài hòa phát triển nguồn nhân lực, cải thiện khả năng hấp thụ chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp trong nước. Công nghiệp hỗ trợ cần phát triển tập trung, nhất là khi các nước trong khu vực như Indonesia, Myanmar và Campuchia có sự dịch chuyển mạnh mẽ để cạnh tranh thu hút vốn FDI. Chỉ có như vậy, doanh nghiệp trong nước mới có thể tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, chuyển giao công nghệ. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo