xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cấm bán nhà trên giấy để sàng lọc doanh nghiệp

VNExpress

Hầu hết dự án bất động sản tại TPHCM đang bán căn hộ trên bản vẽ như một hình thức huy động vốn, trong khi nhiều dự án ở Hà Nội cũng thiếu tiền đầu tư.

Chính vì vậy, quy định không được bán nhà trước khi triển khai dự án của Quy chế khu đô thị mới đang khiến giới kinh doanh địa ốc xôn xao.

Ở góc độ cơ quan quản lý, Bộ Xây dựng cho rằng quy chế sẽ bảo vệ người dân khỏi những doanh nghiệp lợi dụng việc bán nhà trên giấy để chiếm dụng vốn. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp bán nhà ngay từ khi dự án còn chưa có đủ thủ tục thu hồi, giao đất. Có doanh nghiệp vốn đầu tư chỉ có vài trăm triệu đồng, nhờ quan hệ mới được giao đất đã quảng cáo bán nhà, dân nộp tiền đến 3 năm chưa xong. Từ những phản ánh khiếu nại của khách hàng, mới đây, UBND TPHCM đã ra quyết định thanh tra tình hình thực hiện dự án nhà ở của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Nam Điền, quận Bình Tân và công ty Cổ phần Địa ốc 7 (Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn).

Thừa nhận mặt tích cực của quy định trên song ông Nguyễn Trường Sơn, Tổng giám đốc Tổng công ty dịch vụ đầu tư và du lịch Nghi Tàm, Hà Nội, cho rằng, quy định mới sẽ khiến thị trường bất động sản thêm èo uột. Theo ông Sơn, trên thực tế không có nhà đầu tư nào đủ năng lực vốn để triển khai toàn bộ dự án một khu đô thị mới. "Trong bối cảnh ngân hàng đang chùn tay rót vốn cho doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, nghiêm cấm hình thức huy động vốn như vậy sẽ là đòn giáng mạnh vào giới kinh doanh nhà đất", ông Sơn nói.

Ông Nguyễn An Bình, Tổng giám đốc Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn  cho rằng, việc góp vốn theo hình thức mua nhà dựa trên thiết kế trong khi chưa xây dựng hạ tầng dự án là chuyện bình thường và luật không cấm. "Uy tín của mỗi doanh nghiệp đảm bảo cho người mua nhà chọn lựa dự án để đầu tư", ông Bình nói.

Cũng với quan điểm này, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Địa ốc Hoàng Quân, ông Trương Thái Sơn, giải thích rằng, việc bán nhà trên bản vẽ ngoài ý nghĩa góp vốn đầu tư còn là hình thức mua trả góp nên có lợi cho người tiêu dùng. "Nếu xây dựng căn hộ hoàn chỉnh, có đầy đủ hạ tầng, điện nước, nội thất... thì giá thành sẽ rất cao, người tiêu dùng càng khó với tới", ông Sơn cho biết. Theo ông, lượng tiền nhàn rỗi trong dân rất lớn và dễ huy động hơn là vốn của ngân hàng đang bị ràng buộc bởi các cơ chế tài chính. Nếu cấm bán nhà trên giấy không khác nào chặt đứt 1 cánh tay huy động vốn của doanh nghiệp.

Theo số liệu của Hiệp hội kinh doanh bất động sản TPHCM, hiện có hơn 2.000 dự án xây dựng bất động sản trên địa bàn thành phố với khoảng 500-600 doanh nghiệp tham gia. Thế nhưng, ước tính chỉ vài chục nhà đầu tư là có khả năng đáp ứng được yêu cầu vốn kinh doanh. Do đó, một đại diện hiệp hội cho biết, nếu thắt chặt quy định về cơ chế kinh doanh nhà trước khi triển khai dự án như quy chế, nhiều doanh nghiệp ngành sẽ gặp khó khăn. Giới kinh doanh bất động sản cũng đề nghị Quy chế khu đô thị mới cần phải có cơ chế mềm dẻo, linh hoạt hơn trong quy định kinh doanh nhà dự án.

Quy định chủ đầu tư phải có vốn lớn hơn 20% tổng mức đầu tư dự án của quy chế cũng được giới kinh doanh bất động sản phía Bắc coi là không khả thi, hạn chế các nhà đầu tư xây dựng khu đô thị mới.

Theo ông Vũ Văn Tiền, Tổng giám đốc Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội, với dự án lớn, nhà đầu tư phải vay và huy động vốn tới 90%, dự án có quy mô vừa cũng phải lo tìm kiếm đến 70% vốn. Ông nhìn nhận: "Doanh nghiệp nào trường vốn lắm thì hoàn thiện được đến hạ tầng dự án, chứ còn để "ra" một khu đô thị mới phải huy động vốn của toàn xã hội".

Ông Lâm Văn Chúc, Tổng giám đốc Tổng Công ty cổ phần địa ốc Phúc Đức, cho rằng, TPHCM đã có những dự án rất lớn như khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi với hơn 174 ha, thu hút hơn 13 nhà đầu tư thứ cấp để kinh doanh cho từng hạng mục công trình như khu công viên, trường học, chung cư... Việc hợp tác đầu tư kinh doanh rất hiệu quả. TP HCM hiện nhân rộng mô hình hợp tác tương tự.

Ông Trương Thái Sơn cũng đề nghị, đã đến lúc doanh nghiệp bất động sản cần liên kết lại để tăng sức mạnh vốn, đầu tư và cạnh tranh. "3 xu hướng lớn của năm 2006 là thị trường nhà ở sẽ sôi động hơn, doanh nghiệp phải chuyên nghiệp và nhiều năng lực cạnh tranh, làn sóng các doanh nghiệp nước ngoài sẽ tràn vào Việt Nam để đầu tư hạ tầng nên là thách thức lớn cho doanh nghiệp trong nước", ông Sơn nhận định.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo