xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cạnh tranh khốc liệt về công nghệ

Chánh Trung - Nguyễn Hải

Theo các chuyên gia, việc Grab mua lại Uber tại thị trường Đông Nam Á sẽ khiến sân chơi taxi công nghệ ngày càng sôi động, cạnh tranh khốc liệt hơn chứ không phải là Grab sẽ độc quyền như nhiều người nghĩ.

Trong những năm qua, tại Đông Nam Á, ngoài Uber, 2 hãng xe công nghệ tạo được dấu ấn mạnh mẽ là Grab (Singapore) và Go-Jek (Indonesia). Do đó, sau khi mua lại Uber, Grab sẽ phải đối đầu trực tiếp với Go-Jek.

Trong một báo cáo, trang công nghệ Techcrunch từng dự báo, năm 2025, giá trị của thị trường dịch vụ gọi xe trực tuyến tại Đông Nam Á sẽ vượt mức 1 tỉ USD. Indonesia sẽ trở thành thị trường lớn nhất (trực tuyến) do quy mô dân số.

Việc Grab thâu tóm Uber có thể là động lực để Go-Jek mở rộng hoạt động sang Singapore, Thái Lan, Philippines và Việt Nam sớm hơn dự kiến. Đầu tuần rồi, một cổ đông Go-Jek đã tuyên bố triển khai dịch vụ tại Singapore. Các thị trường mục tiêu khác mà Go-Jek muốn xâm nhập trong năm 2018 là Philippines, Thái Lan, Việt Nam và dự kiến triển khai vào giữa năm 2018.

Một chuyên gia công nghệ tại TP HCM cho biết Grab được sự hậu thuẫn lớn từ DiDi Chuxing (Trung Quốc) và Tập đoàn viễn thông SoftBank (Nhật Bản). Trong khi đó, danh sách những nhà đầu tư vào Go-Jek xuất hiện những gã khổng lồ công nghệ như Tencent, Alibaba hay Google. Với những nhà đầu tư khổng lồ như vậy thì ngoài tiềm lực lớn về tài chính, Go-Jek hay Grab sẽ còn được hỗ trợ rất mạnh về mặt công nghệ, một trong những yếu tố quyết định thành công của một ứng dụng gọi xe. Với tiềm năng to lớn của mình, Go-Jek hoàn toàn có thể phá vỡ việc Grab vươn lên độc quyền.

Tuy nhiên, đây lại là lo lắng cho các hãng xe công nghệ của Việt Nam vì tiềm lực tài chính và công nghệ khó bằng Grab hay Go-Jek. Một trong những yếu tố giúp các hãng xe công nghệ thành công là ứng dụng.

Do đó, các công ty xe công nghệ của Việt Nam phải đầu tư mạnh mẽ về công nghệ thì mới có khả năng cạnh tranh được với Grab hay Go-Jek, nếu không sẽ khó trụ được. Nhiều chuyên gia đánh giá với dân số 93 triệu người và khoảng 45 triệu người sở hữu xe máy, tỉ lệ sở hữu ô tô cá nhân của Việt Nam ở mức 16 xe/1.000 dân thì Việt Nam là thị trường hấp dẫn với dịch vụ gọi xe máy hay ô tô trong thời gian tới.

Gần đây, ứng dụng gọi xe thông minh T.NET của giảng viên Nguyễn Văn Sang (bộ môn công nghệ phần mềm, ĐH FPT) cùng các sinh viên và cựu sinh viên FPT cũng đã được đưa ra thị trường. Đây là sự kết hợp giữa hai ứng dụng mà Uber và Grab đang triển khai. T.NET đang được triển khai tại Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình và Gia Lai và sắp tới sẽ thêm nhiều địa phương khác.

T.NET hiện có nhiều loại xe tham gia dịch vụ xe ôm, taxi công nghệ. Ứng dụng này kết nối được với taxi truyền thống, giá rẻ hơn đặt xe qua tổng đài. Theo đó, giá dịch vụ taxi của các hãng như Mai Linh, Vinasun, Long Biên, Mỹ Đình trên T.NET rẻ hơn giá chính hãng từ 10%-15%.

Giảng viên Nguyễn Văn Sang cho biết trước đây, lượng đăng ký qua T.NET chỉ 100-200 xe/ngày, nay tăng lên cả ngàn xe. T.NET hiện có gần 6.000 xe, trong đó phần lớn là ô tô, còn lại khoảng 1.000 xe ôm. Cước T.NET đối với ô tô có 2 mức là 7.800 đồng/km và 8.500 đồng/km (tùy theo dòng xe), riêng xe ôm công nghệ là 4.000 đồng/km. Khách đi trong giờ cao điểm cộng thêm 6% cước. Mức chiết khấu là 15% đối với xe tư nhân, riêng taxi truyền thống của các hãng tham gia cùng T.NET là 4%-5%.

Trong tháng 4 này, T.NET sẽ triển khai dịch vụ tại TP HCM.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo