xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cơ hội cho xuất khẩu thanh long chính ngạch

Bài và ảnh: Thanh Nhân

Theo thông tin từ Hiệp hội Thanh long Long An, trong những ngày Trung Quốc tạm đóng cửa biên giới đường bộ, nhiều doanh nghiệp (DN) Trung Quốc hủy đơn hàng khiến DN xuất khẩu lẫn nông dân thiệt hại nặng thì một số DN vẫn xuất chính ngạch được sang thị trường này qua các cảng biển.

Dù vậy, do ảnh hưởng bởi tình hình chung, đơn hàng chính ngạch cũng giảm sút về số lượng lẫn giá cả.

Tại Long An, các công ty Rạng Đông, Lavifood, Phương Trang và HTX Thanh long Tầm Vu... từng xuất khẩu thanh long sang Trung Quốc bằng đường biển cho biết hàng xuất khẩu chính ngạch mất nhiều thời gian hơn nhưng chi phí thấp hơn so với đường bộ. DN sẵn sàng ký hợp đồng xuất khẩu chính ngạch nhưng tùy thuộc vào nhu cầu và quyết định của phía mua hàng.

Cơ hội cho xuất khẩu thanh long chính ngạch - Ảnh 1.

Công nhân công ty Lavifood đóng gói thanh long để xuất sang Trung Quốc

Trong số này, Công ty CP Lavifood (chuyên sơ chế, sản xuất, xuất khẩu các loại nông sản Việt Nam) đã bắt đầu xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc qua các cảng biển ở Thượng Hải, Thâm Quyến từ tháng 8-2019. Ông Đinh Hùng Dũng, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Lavifood, cho hay tổng cộng có khoảng 40-50 container (khoảng 14 tấn/container) thanh long của công ty được xuất sang Trung Quốc bằng đường biển. "Lợi thế lớn nhất của việc xuất khẩu chính ngạch là có thể hạch toán công khai. Hiện giao thông hạn chế, đơn hàng đi đường bộ đã ngưng hết nhưng đường biển vẫn đi được, quan trọng là khách có đặt hàng không" - ông Dũng thông tin. 

Tuy nhiên, theo ông Dũng, các đơn hàng đi Trung Quốc, xuất khẩu chính ngạch hay tiểu ngạch do bên mua quyết định. Thường chỉ những khách hàng "nghiêm túc" mới chọn hình thức ký hợp đồng mua bán, xuất khẩu chính ngạch. Những ngày gần đây, do ảnh hưởng của dịch nCoV cộng với lộ trình áp dụng quy định hàng hóa xuất khẩu vào Trung Quốc phải theo chính ngạch, sắp tới khả năng xuất khẩu chính ngạch sẽ gia tăng. Khi đó, rủi ro cho DN xuất khẩu nông sản Việt Nam sẽ giảm bớt.

Ngày 7-2, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Quốc Trịnh, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Long An, cho hay phía Trung Quốc đang có động thái đặt hàng trở lại nhưng số lượng chưa nhiều, giá thu mua bình quân 10.000 đồng/kg, có loại 15.000-20.000 đồng. Mức giá này đã nhích lên chút ít so với vài ngày trước nhưng vẫn còn rẻ và thấp hơn chi phí sản xuất. "Hiện đã qua đợt thu hoạch rộ, chúng tôi đang hy vọng tình hình dịch bệnh nCoV được kiểm soát, sau ngày 8-2, phía Trung Quốc mở cửa lại biên giới đường bộ cho hàng hóa lưu thông thì đối tác sẽ sớm quay lại đặt hàng" - ông Trịnh nói thêm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo