xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Công bố cá nục nhiễm độc là vội vàng

Ngọc Dung - Văn Duẩn

Đó là khẳng định của lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vào chiều 13-6

Theo Cục An toàn thực phẩm (ATTP), một người nặng 50-55 kg ăn 200 g cá nhiễm phenol với hàm lượng 0,037mg/kg thể trọng mỗi ngày không bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Nhiều nước chưa quy định trong hải sản

Theo ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục ATTP, sau khi nhận được thông tin Sở Y tế tỉnh Quảng Trị tìm thấy phenol trong mẫu cá nục với hàm lượng 0,037 mg/kg thể trọng, Bộ Y tế đã yêu cầu báo cáo. Theo Sở Y tế tỉnh Quảng Trị, trong quá trình kiểm tra đã tìm thấy 1/6 mẫu có phenol. Sau đó, Sở Y tế trình lên UBND tỉnh đề nghị tiêu hủy lô cá này, chứ chưa quyết định tiêu hủy.


Sở Y tế tỉnh Quảng Trị cùng cơ sở đông lạnh lấy mẫu kiểm nghiệm lô cá nục ngày 13-6. Ảnh: Quang Nhật

Sở Y tế tỉnh Quảng Trị cùng cơ sở đông lạnh lấy mẫu kiểm nghiệm lô cá nục ngày 13-6. Ảnh: Quang Nhật

Ông Long cho biết phenol là chất rắn không màu hoặc có thể ở dạng dung dịch. Chất này được tổng hợp trong sản xuất công nghiệp hoặc hình thành trong tự nhiên, đồng thời được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp. Phenol có trong nước thải, không khí hoặc nước ngầm. Người dân có thể bị phơi nhiễm phenol qua hít thở, nước sinh hoạt, thực phẩm bị phơi nhiễm phenol. Những người làm việc trong ngành nhựa có thể tiếp xúc với phenol. Phenol còn được tìm thấy trong xúc xích, thịt hun khói, thịt rán hoặc trong một số hoa quả như cà chua, táo, lạc, chuối, ca cao, nho đỏ, dâu hoặc sữa với hàm lượng nhỏ. “Qua nhiều tài liệu tham khảo từ châu Âu, Mỹ, Nhật… , Bộ Y tế chưa thấy có bằng chứng phenol gây bệnh ung thư. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, liều gây chết 50% các sinh vật thử nghiệm trên chuột là 300-600 mg/kg thể trọng. Phenol dễ bay hơi khi chế biến ở nhiệt độ cao. Do đó phải ăn một lượng phenol rất lớn mới có thể nhiễm độc” - ông Long nhấn mạnh.

Ông Long cho biết thêm qua tham khảo tài liệu của châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Cục ATTP chưa thấy cơ quan nào quy định giới hạn phenol trong hải sản. Ngoài ra, một số công trình của Cơ quan Nghiên cứu thực phẩm châu Âu cũng cho thấy lượng phenol ăn hằng ngày chịu đựng được của cơ thể người đối với thực phẩm là 0,18 mcg/kg thể trọng/ngày (1 mg bằng 1.000 mcg). “Cá có phenol của Quảng Trị với hàm lượng 0,037 mg/kg thể trọng so với các nghiên cứu thì tính ra, 1 người nặng 50-55 kg ăn cá này với 200 g mỗi ngày thì không ảnh hưởng đến sức khoẻ” - ông Long phân tích.

Tổ liên ngành đang tiếp tục làm rõ

Theo ông Long, các nước trên thế giới chưa có quy định về ngưỡng phenol trong thực phẩm. Tuy nhiên, khi một người uống phải nước có hàm lượng phenol rất cao có thể bị phá hủy đường ruột và da, thậm chí tử vong. Bộ Y tế đã chỉ đạo Sở Y tế tỉnh Quảng Trị lấy thêm mẫu cá khác trên thị trường để xét nghiệm. Từ nay đến khi có kết quả thì vẫn sẽ niêm phong lô cá đã tìm thấy phenol.

Ông Long cho rằng việc Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Trị nhận định phenol là chất kịch độc và kiến nghị tiêu hủy ngay là vội vàng. “Phenol là chất độc nhưng không phải cứ có trong thực phẩm là độc mà nó có ngưỡng nhất định. Trước một việc có ảnh hưởng đến sức khỏe cần thận trọng, xem xét kỹ trước khi công bố để tránh gây hoang mang dư luận, người tiêu dùng, ảnh hưởng đến người sản xuất, kinh doanh” - ông Long nói.

PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội), cho rằng cá nhiễm phenol ở Quảng Trị có thể do 2 nguyên nhân. Thứ nhất, có thể do nguồn nước biển ô nhiễm, trong trường hợp ô nhiễm đặc biệt khiến cá bị nhiễm. Trường hợp này không nhất thiết phải tiêu hủy 30 tấn cá. “Hợp chất phenol rất dễ hòa tan trong nước, vì vậy có thể xử lý bằng cách rã đông cá tự nhiên. Để cá không bị nát, có thể lấy nước đá lạnh ngâm rồi tháo nước 2-3 lần, nồng độ phenol sẽ giảm. Sau đó, kiểm tra lại nồng độ phenol trước khi cấp đông trở lại” - PGS Thịnh đề xuất. Nguyên nhân thứ hai có thể do cố tình đưa phenol vào cá để bảo quản vì chất này có khả năng khử trùng. Nếu đúng vậy thì trường hợp này phải xử nghiêm vì vi phạm pháp luật.

Theo PGS Thịnh, phenol là chất độc nhưng mức độ ảnh hưởng đến cơ thể còn phụ thuộc vào nồng độ hấp thụ, chưa kể phenol khi vào cơ thể sẽ được bài tiết một phần qua da, nước tiểu. Nếu cẩn trọng, khi mua cá về, rã đông tự nhiên, sau đó ngâm và rửa trong nước sạch, nước ấm nhiều lần, nếu có phenol sẽ tan ra. Nên bỏ da, các mô xốp như ruột, mang cá vì những nơi này dễ nhiễm độc hơn.

Trả lời phóng viên Báo Người Lao Động về việc chất phenol có trong quy định về ATTP của ngành nông nghiệp hay không, ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho rằng quy định giới hạn ATTP thuộc ngành y tế. “Hiện tổ liên ngành đang làm việc, xác minh để cung cấp thông tin cho Cục ATTP. Việc phát ngôn sẽ do Bộ Y tế thực hiện” - ông Tiệp cho biết.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo