xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề nghị điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế

Bảo Trân

Ngày 15-5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) đã họp cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 và tình hình triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 (báo cáo) của Chính phủ chuẩn bị cho kỳ họp QH thứ 9, dự kiến khai mạc ngày 20-5.

Thay mặt Chính phủ trình bày báo cáo, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Nguyễn Chí Dũng cho biết do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong bối cảnh nền kinh tế nước ta có độ mở lớn, kết quả phát triển kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm 2020 cho thấy nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Quý I/2020, tăng trưởng GDP đạt thấp, trong đó tất cả lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đều bị tác động và giảm.

Từ thực tế này, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT cho biết Chính phủ dự kiến đưa ra 2 kịch bản. Kịch bản 1: Thời gian Việt Nam đã cơ bản khống chế và kiểm soát dịch từ nửa cuối tháng 4-2020 và các quốc gia là đối tác thương mại, đầu tư quan trọng với Việt Nam trong quý III/2020. Dự kiến GDP tăng khoảng 4,4%-5,2% so với năm 2019 (thấp hơn 1,6-2,4 điểm phần trăm so với mục tiêu đề ra), trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước tăng 2,5%-2,8%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,7%-7,9%, khu vực dịch vụ ước tăng 2,8%-3,6%.

Đề nghị điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội Ảnh: Nguyễn Nam

Kịch bản 2: Thời gian Việt Nam đã cơ bản khống chế và kiểm soát dịch từ nửa cuối tháng 4-2020 và các quốc gia là đối tác thương mại, đầu tư quan trọng với Việt Nam trong quý IV/2020, dự kiến GDP tăng khoảng 3,6%-4,4% so với năm 2019 (thấp hơn 2,4-3,2 điểm phần trăm so với mục tiêu đề ra), trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước tăng 2,1%-2,5%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,8%-6,7%, khu vực dịch vụ ước tăng 1,8%-2,8%.

Đại diện cơ quan thẩm tra báo cáo, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH Vũ Hồng Thanh cho rằng Chính phủ cần chủ động xây dựng các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội trong ngắn hạn, dài hạn. Đồng thời đánh giá lại các chỉ tiêu, các cân đối lớn của nền kinh tế cho cả năm 2020 và cho cả giai đoạn 2016-2020. Trên cơ sở đó nghiên cứu trình QH xem xét, quyết định điều chỉnh những nội dung, chỉ tiêu thuộc thẩm quyền của QH, đồng thời đề ra các phương án, giải pháp cụ thể, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành trong thời gian tới.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết nghị quyết của QH cụ thể hóa nghị quyết của trung ương, từ đó đưa ra kịch bản tăng trưởng 6,8%. Nay do ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng nếu muốn điều chỉnh phải trình cấp có thẩm quyền (Ban Chấp hành Trung ương Đảng - PV). Vì thế để điều chỉnh phải có tờ trình xin ý kiến trung ương. Chủ tịch QH cho rằng chính sách kinh tế vĩ mô phải tỉnh táo, lạc quan có mức độ nhưng nỗ lực phấn đấu là tột độ. "Việt Nam phòng chống dịch rất tốt. Mặc dù làm ăn đình trệ, nhân dân khó khăn mà cố gắng được như báo cáo là điều đáng trân trọng. Song các đối tác lớn còn lao đao, vậy ta mua bán với ai, xuất khẩu với ai, du lịch thế nào... cần được đánh giá kỹ" - Chủ tịch QH đặt vấn đề.

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển cho biết Ủy ban Thường vụ QH thống nhất cho rằng chưa đủ căn cứ pháp lý để xin ý kiến QH về điều chỉnh chỉ tiêu. Chính phủ cần tiếp tục rà soát, đánh giá, dự báo năm 2020 sát nhất và có thể xây dựng kịch bản thứ 3 với các giải pháp thích ứng khi khả năng dịch Covid-19 có thể diễn ra vào giai đoạn thu - đông 2020, có thể kéo dài sang 2021 do hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo