xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề xuất lập Ban cố vấn khẩn cấp cứu ngành ẩm thực qua dịch Covid-19

T.Phương

(NLĐO) – Hiệp hội Văn hoá Ẩm thực Việt Nam vừa đề xuất thành lập Ban cố vấn khẩn cấp phòng chống tác động của dịch Covid-19 đối với ngành ẩm thực

Cụ thể, trong văn bản gửi Bộ Công Thương, Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam (VCCA) báo cáo cả nước có khoảng 550.000 cơ sở dịch vụ ăn uống, trong đó khoảng 430.000 cơ sở kinh doanh truyền thống, trên 82.000 nhà hàng chuyên dịch vụ thức ăn nhanh, trên 22.000 cửa hàng cà phê, quầy bar và khoảng 16.000 cơ sở dịch vụ ăn uống khác… đang chịu tác động nặng nề từ dịch Covid-19.

Đề xuất lập Ban cố vấn khẩn cấp cứu ngành ẩm thực qua dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Du khách thưởng thức ẩm thực đường phố tại TP HCM. Ảnh chụp tháng 2-2020, Ảnh: Tấn Thạnh

Năm 2019, Việt Nam được vinh dự nhận giải thưởng "Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á 2019" tại lễ trao "Giải thưởng du lịch thế giới - World Travel Awards lần thứ 26 và đang được đề cử là "Điểm đến hàng đầu thế giới về ẩm thực". Ẩm thực là một trong những ngành kinh tế có tiềm năng tăng trưởng tốt, mỗi năm đóng góp khoảng 15% GDP cả nước nhưng thiệt hại kinh tế do dịch Covid-19 gây ra vẫn chưa có thống kê, đánh giá cụ thể…

"Công tác thống kê, đánh giá này có ý nghĩa trong việc xác định thiệt hại đã, đang xảy ra với ngành ẩm thực thời gian qua, từ đó giúp nhà nước xây dựng chính sách, quy định sát thực tế để hỗ trợ ngành vượt qua khó khăn. Do đó, VCCA kiến nghị thành lập Ban cố vấn khẩn cấp phòng chống tác động của dịch Covid-19 đến ngành ẩm thực" – ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch VCCA đề xuất.

Đề xuất lập Ban cố vấn khẩn cấp cứu ngành ẩm thực qua dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Rất nhiều cửa hàng ăn uống trên đường Phan Xích Long, quận Phú Nhuận, TP HCM đã đóng cửa vì dịch Covid-19. Ảnh: Tấn Thạnh

Ban cố vấn khẩn cấp này sẽ phối hợp làm việc với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước nhanh chóng nắm bắt tình hình, phản ánh kịp thời thiệt hại do dịch bệnh gây ra tại địa phương, làm cơ sở tham mưu cho cơ quan quản lý các giải pháp phát triển ngành trong tình hình mới. Đồng thời, chủ động kết nối doanh nghiệp các địa phương hình thành chuỗi giá trị cung ứng hỗ trợ phát triển kinh doanh.

Theo ông Nguyễn Quốc Kỳ, Ban cố vấn sẽ hoạt động dựa trên nguồn kinh phí đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân nhiệt tâm với ngành ẩm thực trong nỗ lực chung thúc đẩy ẩm thực Việt Nam vươn tầm trở thành thương hiệu quốc gia.

VCCA cũng kiến nghị Bộ Công Thương tổ chức cuộc họp với đại diện một số doanh nghiệp lớn tiêu biểu ngành ẩm thực nhằm lắng nghe trực tiếp khó khăn; huy động doanh nghiệp hiến kế giúp ngành này phát triển, vượt khó trong bối cảnh dịch bệnh lây lan toàn cầu…

Trước đó, vào tháng 4, VCCA cũng đã có văn bản kiến nghị 8 giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ẩm thực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo