xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Du lịch Việt quảng bá thế nào khi ít tiền?

YẾN ANH

Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới về phát triển du lịch, Việt Nam xếp thứ 80 trong tổng số 136 quốc gia, sau cả Lào, Campuchia. Trong đó, visa là điểm yếu mà Việt Nam cần cải thiện

Các giải pháp trọng tâm phát triển du lịch Việt Nam chất lượng, bền vững tới năm 2030 đã được nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế bàn thảo tại Diễn đàn cấp cao Du lịch Việt Nam tổ chức ngày 6-12 ở Hà Nội.

"Cởi trói" chính sách visa

Ông John Lindquist, thành viên Hội đồng Cơ quan Du lịch Vương quốc Anh, nhận định Việt Nam có nhiều tài nguyên du lịch nhưng chưa khai thác hiệu quả, khâu quảng bá còn nhiều hạn chế.

Dẫn nguồn từ Diễn đàn Kinh tế thế giới về phát triển du lịch, ông John Lindquist cho biết Việt Nam hiện xếp thứ 80 trong tổng số 136 quốc gia, thậm chí sau Lào, Campuchia. "Đây là thách thức lớn mà Việt Nam cần vượt qua. Visa là điểm yếu mà Việt Nam cần cải thiện" - chuyên gia này nhận định.

Du lịch Việt quảng bá thế nào khi ít tiền? - Ảnh 1.

Du khách nước ngoài tham quan TP HCM Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Theo ông John Lindquist, Việt Nam có chính sách thị thực còn bất cập so với các nước trong khu vực. Nếu Việt Nam nới lỏng visa hơn nữa, tương lai có thể tạo cú hích cho ngành du lịch. Khi Việt Nam miễn visa cho Anh và một số nước Tây Âu, tổng lượng khách đến tăng 20%. Hội đồng tư vấn du lịch nêu ra nhiều đề xuất như bổ sung quốc gia được miễn visa, mở rộng 15-30 ngày miễn, visa quá cảnh tăng lên 72 giờ, quá trình cấp visa dễ dàng hơn.

Ông Craig Douglas, Phó Chủ tịch Tập đoàn Khách sạn Lodgis Hospitality Group, cho biết nhiều du khách quay lại Thái Lan vì điều kiện visa tốt hơn Việt Nam. Về du lịch, Việt Nam cũng bị cạnh tranh ngay ở khu vực Đông Nam Á như: Bali - Indonesia, Singapore... Giữa các điểm đến có điều kiện tương đồng, du khách sẽ cân nhắc chính sách visa nào tốt hơn.

Đầu tư cho quảng bá

Ông John Lindquist nhấn mạnh Việt Nam cần thay đổi căn bản chi tiêu cho việc quảng bá, xây dựng thương hiệu và kênh marketing. Úc, Anh hay các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia... chi tiêu nhiều vào hoạt động quảng bá với hàng chục hoặc hàng trăm triệu USD. Trong khi đó, Việt Nam mới dành khoảng 2 triệu USD để quảng bá.

Chuyên gia này nhấn mạnh đến việc tăng tỉ lệ đầu tư cho hoạt động quảng bá du lịch. Du lịch là sản phẩm tiêu dùng, cần cung cấp nhiều sự lựa chọn cho du khách. Ngoài nguồn tiền, nhiều nước còn có quỹ phát triển du lịch và quỹ quảng cáo.

Theo ông Brent Hill, Giám đốc marketing Ủy ban Du lịch Nam Úc, nước này đã đầu tư 80 triệu USD cho ngành du lịch, trong đó 40 triệu USD dành để tổ chức các sự kiện như đua xe, marketing chiếm phần còn lại. "Úc tính toán tỉ lệ lợi nhuận thông qua các cơ quan quản lý trực tiếp bằng những website. Chúng tôi dẫn dắt mọi người cùng tham gia. Chúng tôi có tiền của nhà nước dành cho marketing và nhà đầu tư họ cũng đầu tư trở lại" - ông Hill cho biết.

Chia sẻ kinh nghiệm của mình, bà Wendy Wu, Giám đốc điều hành Wendy Wu Tours, cho rằng Chính phủ nên tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp, hỗ trợ nhiều hơn về pháp lý, chế tài. Nếu được thông qua các chính sách thì doanh nghiệp nước ngoài có thể hỗ trợ hết khả năng. Song song với đó là nới lỏng chính sách visa, như miễn thị thực cho du khách Anh, Úc, New Zealand, đồng thời mạnh tay đầu tư quảng bá du lịch vào 3 nước này để nhiều người biết đến di sản văn hóa, di sản thiên nhiên của Việt Nam hơn. Chính sách mở rộng có thể giúp tăng 25% lượng khách từ các quốc gia này tới Việt Nam.

Trước những thách thức trong marketing, quảng bá, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lê Quang Tùng cho hay bộ đã xây dựng đề án thành lập Quỹ Phát triển du lịch nhằm huy động nguồn lực công - tư. Khi đi vào hoạt động, quỹ này sẽ góp phần đẩy mạnh du lịch.

Ông Tùng đã đưa ra 3 nội dung quảng bá để xúc tiến du lịch quốc gia. Trước hết, các cơ quan trung ương cần tập trung quảng bá du lịch quốc gia. Bên cạnh đó, các công ty du lịch cần chú trọng quảng bá địa phương. Sự tham gia của tư nhân cũng sẽ đóng vai trò quan trọng để tăng trưởng du lịch. Dù nguồn lực còn hạn chế nhưng việc ứng dụng công nghệ sẽ giúp nâng cao năng lực quản lý, quảng bá du lịch.

Ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, truyền thông là bài toán được đặt ra với du lịch Việt. "Làm sao để thế giới biết đến Việt Nam không chỉ ở những vẻ đẹp tiềm ẩn, chưa khai phá mà còn phát huy những vẻ đẹp truyền thống, hiện hữu?" - Phó Thủ tướng đặt câu hỏi. Ông cho rằng các nước có thể chi hàng chục triệu, hàng trăm triệu USD để quảng bá nhưng Việt Nam chỉ có "một số ít triệu USD".

Để sử dụng số tiền này hiệu quả, Việt Nam cần phải ứng dụng công nghệ thông tin trong việc phát triển ngành du lịch. Ngoài ra, phát triển du lịch cần ưu tiên chất lượng, làm sao để du khách chi nhiều hơn cho những trải nghiệm của mình; bên cạnh đó, phải dùng công nghệ thông tin triệt để.

Du lịch Việt quảng bá thế nào khi ít tiền? - Ảnh 3.
Du lịch Việt quảng bá thế nào khi ít tiền? - Ảnh 4.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo