xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đưa bơ vào "sân chơi" trái cây cao cấp

Bài và ảnh: NGỌC ÁNH

Một số trang trại trồng bơ đầu tư bài bản, có thương hiệu bước đầu tham gia vào "sân chơi" cao cấp

Những trang trại trồng chuyên canh bơ trên diện tích lớn, ứng dụng công nghệ trong các khâu từ canh tác đến sau thu hoạch đang dần xây dựng đẳng cấp mới cho quả bơ Việt Nam.

Định vị sản phẩm cao cấp

Chúng tôi gặp Nguyễn Mai Quỳnh Thy, Giám đốc Công ty TNHH 379Farm, một ngày đầu tháng 5 khi cô đang ngồi tỉ mỉ cắt bơ để mời khách dùng thử tại một quán cà phê trung tâm TP HCM. Quỳnh Thy cho biết sau một thời gian làm thuê trong lĩnh vực truyền thông cho nhiều sản phẩm cao cấp, nay nghỉ việc về chuyên tâm bán hàng, xây dựng thương hiệu bơ nhà trồng.

"Ba tôi đã bỏ ra nhiều tâm huyết đầu tư chuyển đổi 6 ha đất cao su ở huyện Đồng Phú (tỉnh Bình Phước) sang trồng bơ. Ông liên tục cải tiến giống để có được quả bơ chất lượng ngon như bây giờ, đặt tên là bơ 379 siêu sáp ngọt và 379 siêu sáp béo. Bơ đã thu hoạch từ tháng 4, tiêu thụ chủ yếu qua kênh online với giá bán lẻ là 150.000 đồng/kg, sản lượng tháng đầu được 400 kg. 80% khách hàng sau khi mua lần đầu đã quay lại đặt hàng" - Quỳnh Thy thông tin.

Nhờ bán lẻ trực tiếp, Công ty 379Farm dễ dàng thu thập được ý kiến khách hàng để tiếp tục cải tiến giống bơ ngày càng ngon hơn. Ngoài bán lẻ, công ty này cũng đã tiếp xúc với một số đầu mối mua sỉ để đẩy mạnh đầu ra trong thời gian tới. Theo Quỳnh Thy, mặc dù gia đình tạo ra được giống bơ ngon nhưng mục tiêu không phải để bán giống. "Trước đây, một số vườn quảng bá bơ để bán giống, làm khổ nông dân rất nhiều vì khi nông dân trồng ra giá sản phẩm rất thấp. Tôi muốn xây dựng thương hiệu sản phẩm bơ để ổn định đầu ra, khi có đầu ra tốt thì công ty hợp tác với nông dân mở rộng vùng trồng, tặng cây giống miễn phí" - Quỳnh Thy bày tỏ.

HTX Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp hữu cơ Đắk Lắk (tỉnh Đắk Lắk) cũng chọn chuẩn hóa quả bơ để gia nhập thị trường cao cấp. Ông Nguyễn Phi Hồng Ngọc, Chủ tịch HĐQT HTX, cho biết đơn vị có 4 ha bơ trồng chuyên canh và hàng trăm hecta bơ trồng xen canh với sầu riêng, cà phê, hồ tiêu.

"Trước giờ bơ được thương lái đến vườn hái "xô", trái non trái già lẫn lộn nên chất lượng thấp dẫn đến mất giá trị. HTX đang trồng bơ theo quy trình hữu cơ, ứng dụng số hóa nhiều khâu để theo dõi trái trong suốt quá trình trưởng thành. HTX cũng ứng dụng công nghệ sau thu hoạch để bảo vệ trái, tránh va đập, chống mất nước. Chúng tôi kỳ vọng bán được mức giá sỉ từ 50.000 - 60.000 đồng/kg bơ loại 1 để bảo đảm hiệu quả cho sự đầu tư. Ngoài ra, HTX đã chủ động được khâu cấp đông để bảo quản bơ, tránh phải bán ra ồ ạt khiến giá bơ bị hạ thấp" - ông Ngọc chia sẻ.

Đưa bơ vào sân chơi trái cây cao cấp - Ảnh 1.

Chủ thương hiệu “Bơ ông Hoàng” giới thiệu trang trại trực tiếp qua điện thoại

Rốt ráo làm thương hiệu, lo đầu ra

Là người kế thừa trang trại 50 ha của gia đình ở huyện Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước), trong đó có 12 ha bơ, anh Đặng Dương Minh Hoàng vẫn giữ công việc hiện tại là quản lý dự án tại một công ty công nghệ của Nhật ở TP HCM song song với việc xây dựng thương hiệu "Bơ ông Hoàng". Anh Hoàng lập Công ty TNHH MTV Dịch vụ Thương mại Thiên Nông, giữ chức giám đốc lo việc bán hàng, việc ở trang trại đã có người nhà lo.

"Công nghệ bây giờ giúp mình có thể làm nhiều việc từ xa rất hiệu quả" - anh Hoàng vừa nói vừa bật điện thoại để quan sát camera tại vườn và khoe những ứng dụng giúp có thể theo dõi các thông số trong vườn như nhiệt độ, ẩm độ, điều chỉnh tưới nước, bón phân từ xa.

Anh Hoàng cho biết nhờ đầu tư điện mặt trời nên trang trại có nguồn điện ổn định để sử dụng, mỗi tháng hóa đơn tiền điện từ 15-16 triệu đồng nay chỉ trả hơn 1 triệu đồng và bỏ túi khoảng 2 triệu đồng tiền bán điện. Nhờ đầu tư quản lý trang trại bài bản nên vườn bơ của anh Hoàng có chất lượng tốt, được thị trường đón nhận. Anh Hoàng cũng thực hiện chứng nhận VietGAP để làm giấy thông hành cho sản phẩm vào hệ thống siêu thị, các cửa hàng thực phẩm sạch.

"Đầu mùa bơ, bán sỉ giá 65.000 đồng/kg, hiện thu hoạch rộ giá vẫn 50.000 đồng/kg, còn các điểm bán lẻ bán sẽ từ 95.000 - 120.000 đồng/kg. Nay bơ mới thu hoạch năm thứ 2 nên sản lượng còn ít, vài năm nữa sẽ đạt đỉnh sản lượng nên từ bây giờ phải tìm đầu ra" - anh Hoàng nói. Hiện công ty của anh đã làm việc với một số siêu thị lớn để đưa hàng vào, song song đó là tìm các đầu mối thu mua xuất khẩu, tập trung với các thị trường gần như Thái Lan, Campuchia vì bơ không bảo quản được lâu.

Cũng theo anh Hoàng, nông sản Việt Nam khó xây dựng thương hiệu do quy mô canh tác của mỗi hộ dân quá nhỏ; người có đất canh tác lớn chưa chắc muốn làm thương hiệu vì cần đầu tư tiền của, thời gian, công sức lẫn chất xám nhưng không bảo đảm sẽ thành công.

Cần hạ giá thành

Theo chị Đỗ Phan Hoàng Sương, sáng lập Dalat Foodie (thương hiệu được định giá 20 tỉ đồng chuyên bán lẻ rau củ quả cao cấp), hiện rất hiếm nhà vườn, trang trại trồng bơ có quy trình canh tác chuẩn - chỉnh để có niềm tin của người tiêu dùng.

"Bơ có thương hiệu đang được định giá quá cao nên những điểm bán lẻ như Dalat Foodie rất khó bán, số lượng bán ra không nhiều. Trái cây hao hụt lớn nên chênh lệch giá sỉ - lẻ lớn, càng giới hạn khách mua. Các trang trại cần đầu tư cho chất lượng nhưng phải hạ giá thành để người Việt có thể dùng hàng tốt, giá hợp lý, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh. Chẳng hạn, Mỹ, Úc... có giá trái cây rất rẻ nên khi nhập về Việt Nam giá rất cạnh tranh" - chị Sương thông tin.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo