xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đưa start-up Việt ra toàn cầu

Bài và ảnh: Thanh Nhân

Để rút ngắn cách biệt so với các nước, chương trình trao đổi start-up sẽ giúp các trường hợp khởi nghiệp trong nước hiệu chỉnh mô hình kinh doanh phù hợp với quốc gia hướng đến, tìm được đối tác và khách hàng để thương mại hóa thành công

Đoàn 3 doanh nghiệp (DN) start-up Hàn Quốc vừa sang làm việc tại Việt Nam theo chương trình "Run way to the world" (chương trình hợp tác trao đổi start-up giữa Việt Nam và các nước có nền kinh tế sáng tạo hàng đầu trên thế giới do Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM cùng Không gian hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo - Sihub chủ trì và là một trong những hoạt động của Sihub 2020).

"Giật mình" với start-up ngoại

Trao đổi với chúng tôi, 3 start-up Hàn Quốc gồm MYGGUM, Eightcups Inc. và Victoria Production cho biết họ mang sang Việt Nam những sản phẩm, giải pháp ứng dụng công nghệ cao để tìm cơ hội phân phối, bán hàng và hợp tác sản xuất tại đây. Trong đó, ông Sang Kug Jung, Giám đốc của start-up MYGGUM, mang đến các kiosk thông minh dành cho ngành bán lẻ. Ông Daniel J., CEO của Eightcups, giới thiệu bình uống nước thông minh. Chị Victoria Han, Giám đốc điều hành của Victoria Production, quảng bá công nghệ AR ứng dụng trong việc đọc sách trực quan sinh động... Trong những ngày làm việc tại Việt Nam, 3 start-up này được các mentor (người cố vấn) Việt Nam hỗ trợ tiếp xúc, trao đổi với những DN, nhà mua hàng tiềm năng của Việt Nam.

Giới thiệu bình nước thông minh có thể nhắc nhở uống nước đúng giờ và đủ lượng, ông Daniel J., CEO Eightcups, cho biết sản phẩm hoạt động trên cả 2 hệ điều hành iOS và Android, truyền thông tin nhắc nhở người dùng qua Bluetooth. Để phát triển được sản phẩm này, công ty của ông đã bỏ ra gần 600.000 USD; sản phẩm bắt đầu tiêu thụ tốt tại thị trường Hàn Quốc và Mỹ. "Tôi khá lạc quan về sự phát triển của sản phẩm này. Việt Nam đang là thị trường mà Eightcups hy vọng thu hút thêm nhiều khách hàng" - ông Daniel J. kỳ vọng.

Bà Nguyễn Phi Vân, Chủ tịch Hội đồng cố vấn cho Sihub, đánh giá cả 3 start-up Hàn Quốc này đều có những nghiên cứu, hình thành sản phẩm thực tế rồi mới bắt đầu khởi nghiệp. Đây là điểm khác biệt rõ ràng nhất so với start-up Việt Nam. Các start-up nước ngoài làm nghiên cứu phát triển (R&D) trước rồi đăng ký sở hữu trí tuệ, tiến hành khởi sự kinh doanh. Họ làm nghiêm túc bài bản, nhắm đúng xu hướng, thị hiếu của khách hàng rồi mới triển khai sản xuất hoặc hợp tác khai thác phát triển sản phẩm.

Đưa start-up Việt ra toàn cầu - Ảnh 1.

Start-up Hàn Quốc giới thiệu bình nước thông minh

Mở đường

Sau Hàn Quốc, sẽ có các đoàn của Malaysia, Singapore và Đức sang Việt Nam theo chương trình trao đổi start-up. Chương trình này sẽ được tiến hành hằng năm, start-up Việt được gửi sang các quốc gia đã ký kết và ngược lại; tương lai sẽ mở rộng ký kết với nhiều thị trường khác. Ông Trần Kim Tước, Giám đốc điều hành Sihub, cho hay "Runway to the world" hỗ trợ cho các DN start-up qua nhiều hoạt động đa dạng, từ tuyển chọn, đào tạo trực tiếp với các mentor địa phương trong ngành, tham quan nghiên cứu thị trường, kết nối với đối tác và khách hàng tiềm năng tại địa phương... Đây là chương trình nhằm giúp start-up hiệu chỉnh mô hình kinh doanh phù hợp với quốc gia hướng đến, tìm được đối tác và khách hàng để thương mại hóa thành công.

Bà Nguyễn Phi Vân nhìn nhận chưa start-up Việt nào có công ty dựa trên sự nghiên cứu và bằng sáng chế đã được công nhận tại thị trường quốc tế. Đây là hạn chế lớn của start-up Việt. Với chương trình Sihub 2020, bà Vân kỳ vọng sẽ nâng dần tâm thế và chất lượng start-up Việt để sánh vai được với thế giới. Thông qua hoạt động trao đổi, các start-up Việt sẽ được mở rộng tầm nhìn, học hỏi thêm nhiều cái mới và nâng cao nội lực.

Cũng theo bà Nguyễn Phi Vân, nếu các start-up nước ngoài sau khi được chọn sẽ sang Việt Nam ngay theo chương trình trao đổi thì start-up Việt cần được đào tạo, huấn luyện thêm về kiến thức, giao tiếp, văn hóa, cách trình bày trước công chúng, phương thức kêu gọi đầu tư để giúp họ hiểu biết hơn về thị trường thế giới rồi mới gửi đi. Khi đó, họ sẽ tự học hỏi và nâng cao nội lực hơn.

Bà Vũ Kim Hạnh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ DN (BSA), thành viên Hội đồng cố vấn Sihub 2020 - cho rằng với hoạt động này, Sihub đang giúp các start-up, DN Việt hội nhập với thế giới. Đây không phải nhu cầu đơn thuần mà là sự cần thiết và lợi ích thiết thực. "Trong thời đại công nghệ thay đổi nhanh chóng, nếu chúng ta chậm một bước và so với trước đây thì sẽ chậm đến 100 bước. Chúng tôi nghĩ rằng cần đẩy nhanh quá trình kết nối và hội nhập với thế giới, đặc biệt là lực lượng chuyên sâu về đổi mới sáng tạo, quan tâm đến khởi nghiệp tại Việt Nam" - bà Hạnh đề nghị.

Bà Nguyễn Phi Vân thừa nhận một trong những lý do chương trình đưa start-up nước ngoài vào Việt Nam trước là để lực lượng khởi nghiệp trong nước thấy mức độ phát triển, khả năng của start-up nước ngoài. Sihub cố gắng kéo dài thời gian tuyển dụng, đào tạo start-up Việt trong 3 tháng để huấn luyện và cố vấn thêm cho họ. Mỗi start-up Việt được chọn sẽ có cố vấn riêng tại Việt Nam và khi ra nước ngoài sẽ có cố vấn ở bên đó. Theo kế hoạch, trong tháng 4 này, Sihub sẽ tổ chức tuyển chọn start-up Việt để đưa sang các nước đã ký kết trao đổi. Tiêu chí tuyển chọn là sản phẩm phải có tiềm năng phát triển vào thị trường đã ký kết trao đổi; ưu tiên cho các start-up trong các ngành nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, công nghệ và giáo dục. Nếu sự hợp tác trao đổi thành công, các start-up Việt sẽ có nhiều cơ hội vươn ra thị trường thế giới. 

KVIP hỗ trợ phát triển những sản phẩm chưa từng có

Vườn ươm Công nghệ Công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc (KVIP) tại TP Cần Thơ đưa vào hoạt động từ năm 2015, là dự án hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc với tổng vốn đầu tư 21,13 triệu USD. Mục tiêu của dự án là hỗ trợ nghiên cứu phát triển các ngành có lợi thế cạnh tranh ở TP Cần Thơ nói riêng và ĐBSCL nói chung, để khuyến khích DN, cá nhân khởi nghiệp, tạo ra các sản phẩm mới có giá trị gia tăng.

11-phụ

Mô hình nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo tại KVIP. Ảnh: CA LINH

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Phạm Minh Quốc, Giám đốc KVIP, cho biết: "Vườn ươm đang hỗ trợ 5 DN tham gia ươm tạo với các sản phẩm bột cá, chả cá thác lác nhân trứng muối, sữa gạo, bột yến sâm thảo dược, sản phẩm máy gieo hạt. Vườn ươm sẽ hỗ trợ trang thiết bị, chuyên gia để giúp những DN trên tạo ra sản phẩm mới trên thị trường. Chúng tôi đang xét duyệt thêm 3 đề tài để vào vườn ươm nghiên cứu. Hiện sản phẩm chả cá thác lác nhân trứng muối của Công ty TNHH Phạm Nghĩa T&N đã được đưa ra thị trường và được Sở Công Thương TP Cần Thơ hỗ trợ việc xúc tiến, quảng bá sản phẩm".

Theo ông Quốc, số DN tham gia còn khiêm tốn là do KVIP chỉ hỗ trợ 2 ngành là chế biến nông, thủy sản và cơ khí chế tạo máy nông nghiệp. Bên cạnh đó, vườn ươm cũng đang thiếu chuyên gia Hàn Quốc điều hành các thiết bị hỗ trợ hoạt động ươm tạo. KVIP chỉ chọn việc phát triển những sản phẩm chưa từng có trên thị trường. "Ngoài ra, còn do một số cơ chế chính sách liên quan đến việc ưu đãi cho vườn ươm. Chúng tôi đã kiến nghị đến UBND TP Cần Thơ để có hướng đề xuất về trung ương về việc này" - ông Quốc nói.

C.LINH

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo