xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dùng dằng giá sữa

ĐÔNG NGHI

Sức mua mặt hàng sữa trên thị trường đang chững lại do người tiêu dùng có tâm lý chờ giảm giá

Trong buổi họp báo chiều 27-5, lãnh đạo Bộ Tài chính khẳng định từ ngày 11-6 sẽ áp trần giá bán buôn, ngày 21-6 sẽ áp trần bán lẻ 25 sản phẩm sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi. Như vậy, với quy định này, từ ngày 21-6, người tiêu dùng sẽ được mua sữa với mức giá mới thấp hơn giá hiện tại.

Doanh nghiệp than khó

Các doanh nghiệp (DN) đều cho biết sẽ tuân thủ nghiêm túc những quy định của pháp luật cũng như quyết định của Bộ Tài chính về lộ trình áp trần giá sữa. Trao đổi với chúng tôi chiều 28-5, ông Đỗ Thái Vương, Giám đốc đối ngoại Công ty Abbott Việt Nam, cho biết ngay trong ngày 28-5, công ty đã triển khai việc áp dụng mức giá mới theo giá trần đến các nhà phân phối sỉ.

Một số DN khác cũng đang làm việc với nhà phân phối, hệ thống bán lẻ để kịp áp dụng giá mới đúng thời gian quy định. Tuy nhiên, theo các DN, quyết định áp giá trần của Bộ Tài chính phần nào khiến DN, nhà phân phối sỉ - lẻ gặp khó khăn.

Cụ thể, thời gian ra quyết định đến khi áp dụng giá trần quá ngắn. DN và hệ thống phân phối phải chạy đua với thời gian để tính toán lại việc kinh doanh, kê khai giá cả, thông báo cho hệ thống nhà phân phối cũng như các cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc để kịp áp dụng theo giá trần của Bộ Tài chính, đồng thời giải bài toán chênh lệch giá hiện tại với giá trần sắp áp dụng.

Một số DN cho biết sẽ hỗ trợ các đối tác kinh doanh, cửa hàng bán lẻ bằng cách “gánh” khoản lỗ do chênh lệch giá hiện tại và giá sắp áp dụng.

Chậm nhất đến ngày 21-6, người tiêu dùng sẽ được mua sữa theo đúng giá Bộ Tài chính quy định Ảnh: NGỌC ÁNH
Chậm nhất đến ngày 21-6, người tiêu dùng sẽ được mua sữa theo đúng giá Bộ Tài chính quy định Ảnh: NGỌC ÁNH

Theo đại diện FrieslandCampina Việt Nam và Mead Johnson Nutrition Việt Nam, chính sách giá trần này sẽ tạo ra gánh nặng đáng kể cho các nhà bán buôn, cửa hàng bán lẻ và các kênh bán hàng hiện đại. Các đơn vị kinh doanh này đang giữ trong kho một số lượng lớn sản phẩm sữa mà họ đã thanh toán ở mức giá thị trường tại thời điểm mua hàng. Khi áp dụng giá trần, họ sẽ buộc phải bán ở mức giá lỗ.

Cũng theo các DN, công thức tính giá trần còn bất cập, gây thiệt thòi cho DN, nhất là DN sữa nội địa. Trong những mặt hàng kinh doanh đạt lợi nhuận thì vẫn có những sản phẩm DN bán dưới giá thành, tùy theo chiến lược riêng của từng DN. Việc áp giá trần khi mỗi DN được chia đều 5 sản phẩm mà không xét đến chênh lệch giá bán giữa sữa nội và sữa ngoại trên thị trường rất cao, giá sữa nhập khẩu thấp nhưng bán lẻ ra thị trường cao ngất ngưởng và khoản ngân sách khủng mà các DN sữa ngoại chi cho hoa hồng, quảng cáo, tiếp thị…

Người tiêu dùng... chờ

Hàng loạt mặt hàng sữa trong danh mục áp giá trần đều đang bán cao hơn mức giá trần cho phép (giá trần bán lẻ = giá bán buôn + 15%) ít nhất 20.000 - 30.000 đồng/hộp. Sức mua mặt hàng sữa trên thị trường đang chững lại do người tiêu dùng có tâm lý chờ giảm giá. Nhiều đại lý, cửa hàng bán lẻ sữa và siêu thị cho biết chưa nhận được thông báo của nhà phân phối, DN sữa về việc điều chỉnh giá.

Trước đó, nhà phân phối của Mead Jonhson, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) và Công ty FrieslandCampina đã gửi thông báo đề nghị các cửa hàng vẫn bán những mặt hàng sữa nằm trong danh mục theo giá cũ, khi nào có thông tin chính thức về việc điều chỉnh giá bán sẽ thông báo tới khách hàng.

Ông Võ Hoàng Anh, Giám đốc marketing Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM (Saigon Co.op), cho biết bộ phận mua của Saigon Co.op đang tích cực làm việc với 5 công ty sữa này để tìm hướng giải quyết cho số sản phẩm thuộc danh sách áp giá trần mà siêu thị đã đặt mua. “Tinh thần chung là sẽ cân bằng lợi ích của các bên và người tiêu dùng, bảo đảm chậm nhất đến ngày 21-6, người tiêu dùng sẽ được mua sữa theo đúng giá Bộ Tài chính quy định” - ông Võ Hoàng Anh nói.

Trong khi đó, theo một diễn biến khác, việc áp trần giá sữa chưa được thực hiện đã có nguy cơ bị vô hiệu hóa bởi có DN đã chủ động “khai tử” sản phẩm nằm trong danh mục bán giá trần, thay thế bằng sản phẩm có tên gọi khác.

Hài hòa lợi ích các bên

Trong chương trình Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời ngày 25-5, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định: “Chúng ta quản lý giá sữa theo cơ chế thị trường nhưng phải bảo đảm có sự quản lý của nhà nước theo chủ trương chung. Trong vấn đề áp trần giá sữa phải bảo đảm hài hòa lợi ích giữa người sản xuất, nhà nước và người tiêu dùng, đặc biệt ở đây người tiêu dùng là đối tượng rất nhạy cảm - trẻ em dưới 6 tuổi - mà theo thống kê của chúng tôi hiện nay, nước ta có khoảng 10 triệu trẻ dưới 6 tuổi”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo