img

Trong đó, bán lẻ hiện đại có sự tăng trưởng nhanh nhất, nhất là siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi. Mảng mua bán sáp nhập (M&A) diễn ra sôi động với sự chủ động tham gia của các doanh nghiệp (DN) Việt.

[eMagazine] - Toàn cảnh thị trường bán lẻ Việt Nam: Cuộc chơi chỉ mới bắt đầu! - Ảnh 1.

Báo cáo về xu hướng mua hàng toàn cầu cho thấy người mua hàng Việt Nam ngày nay đã dần ít đi vào chợ truyền thống, thay vào đó họ đến các cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng bán các sản phẩm chăm sóc cá nhân, cửa hàng thuốc tây hiện đại và cửa hàng tạp hóa thường xuyên hơn.

Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương, đánh bía cửa hàng mini, tiện lợi phát triển mạnh phù hợp với xu thế tất yếu của sự phát triển xã hội Việt Nam. Hàng hóa tại các cửa hàng này đa dạng hơn, nhà bán lẻ lựa chọn hàng hóa. Các DN bán lẻ nước ngoài lẫn trong nước đang đầu tư lớn vào lĩnh vực này: 70% các nhà bán lẻ ngoại tập trung mở rộng mảng này. Trong nước, hệ thống Vinmart, Vinmart+ và Co.op Food khai trương nhiều cửa hàng và tốc độ mở rất nhanh.

[eMagazine] - Toàn cảnh thị trường bán lẻ Việt Nam: Cuộc chơi chỉ mới bắt đầu! - Ảnh 2.

Năm 2018 cũng chứng kiến nỗ lực lớn của cán nhà bán lẻ lớn trong nước trong việc đẩy nhanh tốc độ mở mới cửa hàng tiện lợi. Chỉ trong tháng 12, Vingroup đã khai trương hơn 100 cửa hàng Vinmart+; Saigon Co.op mở hơn 300 điểm bán mới ở tất cả mô hình bán lẻ, trong đó nhiều nhất là cửa hàng Co.op Food.

Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn - Satra cũng đã mở được 62 cửa hàng Satra Food, 1 trung tâm thương mại, 1 siêu thị trong năm 2018 và có kế hoạch mở thêm 60 cửa hàng tiện lợi nữa. Satra dự kiến mở 1 trung tâm thương mại và 1 siêu thị trong năm 2019, đồng thời tập trung phát huy lợi thế có sẵn của mình. Theo ông Nguyễn Phúc Khoa, Phó Tổng giám đốc Satra, các DN bán lẻ đua mở chuỗi nhưng đang cạnh tranh lành mạnh. Đơn vị nào có nhiều cửa hàng ở vị trí tốt, giá hợp lý sẽ hút khách hàng về phía mình.

img
img
img

"Chúng tôi có định hướng xây dựng nhóm khách hàng trung thành. Bằng chứng là doanh thu của các cửa hàng tăng đều qua các năm. Năm 2018, tỉ lệ tăng là 39%, nếu trừ yếu tố tăng cơ học do tăng cửa hàng mức tăng cũng đạt 20%, đây là tín hiệu rất tích cực" - ông Khoa cho hay.

Cũng theo Phó Tổng giám đốc Satra, 1/3 cửa hàng Satra Food đã có lãi, 1/3 huề vốn và 1/3 cần hỗ trợ. Satra tập trung vào thế mạnh là các DN thành viên mạnh về sản phẩm chế biến và sản phẩm tươi sống như rau củ quả, thịt tươi sống. "Người tiêu dùng đến với Satra như đến 1 chợ nhỏ, đó là điểm mạnh của chúng tôi" – ông Khoa nhấn mạnh.

[eMagazine] - Toàn cảnh thị trường bán lẻ Việt Nam: Cuộc chơi chỉ mới bắt đầu! - Ảnh 4.

Theo ông Nguyễn Anh Đức, Phó Tổng giám đốc Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM – Saigon Co.op, các nhà bán lẻ tại thị trường Việt Nam đang nỗ lực cao trong quá trình chinh phục khách hàng Việt Nam. Theo nghiên cứu khoa học, với dung lượng thị trường bán lẻ Việt Nam khoảng 100 triệu dân, GDP gần 250 tỉ USD, tốc độ tăng trưởng thương mại 11% - 12%/năm thì tối đa chỉ 4 DN bán lẻ trong tốp 20 về doanh số của thế giới tham gia thị trường. Hiện Việt Nam đã có Metro đứng thứ 4 thế giới, Aeon đứng thứ 18, 7 Eleven đứng thứ 11… Nghĩa là giờ có DN nào muốn vào, một trong những DN hiện hữu phải loại ra. Những DN thuộc tốp sau cũng rất mạnh như LOTTE đứng thứ 63, Emart xếp trên LOTTE vài hạng…

[eMagazine] - Toàn cảnh thị trường bán lẻ Việt Nam: Cuộc chơi chỉ mới bắt đầu! - Ảnh 5.

Nhận định về bức tranh bán lẻ năm 2019, ông Trần Duy Đông cho rằng thị trường rất cạnh tranh. Các DN lớn càng có tham vọng chiếm lĩnh thì mức độ cạnh tranh sẽ càng gay gắt. DN Việt muốn giành lại, giữ thị phần phải tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm. Nếu không làm sớm việc này khi Việt Nam mở cửa hơn nữa rất khó thực hiện. Bán lẻ nước ngoài đang tạm ngừng kế hoạch mở rộng do các yếu tố quốc tế như chiến tranh thương mại, tăng trưởng thế giới… nên DN Việt phải tận dụng cơ hội này để giành thị phần. "DN còn giữ được lợi thế được phép lưu thông, kinh doanh một số mặt hàng (sau này DN bán lẻ nước ngoài được quyền thâm nhập theo cam kết hội nhập) hay như quy định về ENT. 5 năm nữa ENT chúng ta phải bỏ, phải mở cửa hoàn toàn thị trường nên nếu bây giờ không tận dụng cơ hội thì sau này rất khó" – ông Đông lưu ý.

Cũng theo ông Đông, năm 2019 thị trường có thể có 5 đặc điểm chính: tiếp tục xu hướng tăng trưởng mạnh; thương mại điện tử tiếp tục là lĩnh vực tăng trưởng mạnh và đầy hứa hẹn nhưng rất cạnh tranh; sự cạnh tranh gay gắt. Lúc đầu we mới cam kết mở cửa thị trường thì các DN FDI muốn thâm nhập vào và chi phối. Cùng với cam kết mở cửa thị trường thì cạnh tran mạnh mẽ hơn. Thứ tư là tiếp tục bùng nổ cạnh tranh quy mô nhỏ. Cuối cùng doanh thu các mặt hàng liên quan an toàn thực phẩm, nuôi trồng hữu cơ, truy xuất nguồn gốc… sẽ gia tăng.

img
img
img
img

Các chuyên gia nghiên cứu thị trường dự đoán những xu hướng định hình tương lai bán lẻ sẽ định hình theo những đặc điểm chính như cầu về sự tiện lợi, nhu cầu cao cấp hóa nâng tầm đời sống, người tiêu dùng kết nối. Đây là đối tượng mục tiêu khách hàng lớn của nhà sản xuất và bán lẻ trong tương lai. Cuộc cách mạng sức khỏe và thế hệ người tiêu dùng tương lai là thế hệ gen Z. Điểm đáng lưu ý là thị trường Việt Nam đang đứng hàng đầu về kết nối internet. Trung bình hằng tuần người Việt Nam dùng đến hơn 24 giờ để lên mạng. Người tiêu dùng đang hướng tới mua sắm đa kênh nên nhà bán lẻ cần chuẩn bị cho phương án mua sắm đa kênh đó cũng như xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt.

Theo bà Lê Thị Thùy Trang, Giám đốc Đối tác nhà bán lẻ của Nielsen, cho rằng hướng bán lẻ trong tương lai sẽ được định hình theo nhu cầu về sự tiện lợi, sự cao cấp hóa để nâng tầm đời sống, kết nối người tiêu dùng... Đây là điều mà các nhà sản xuất cũng như bán lẻ cần phải nắm bắt để làm hài lòng khách hàng.

[eMagazine] - Toàn cảnh thị trường bán lẻ Việt Nam: Cuộc chơi chỉ mới bắt đầu! - Ảnh 7.

Đại diện KPMG - ông Bod Hayward nhận định rằng, nhiều nhà bán lẻ lớn đã đến Việt Nam, trong vài năm gần đây vẫn còn nhiều cơ hội cho mọi người khi nhìn vào mật độ cửa hàng/dân số còn thấp nên còn cơ hội phát triển. Một số doanh ngiệp lớn từ Thái Lan, Hàn Quốc đã có mặt tại Việt Nam. Alibaba, We Chat, Tencent, ... cũng đang tiếp cận thị trường Việt nam.

[eMagazine] - Toàn cảnh thị trường bán lẻ Việt Nam: Cuộc chơi chỉ mới bắt đầu! - Ảnh 8.

Xu hướng chung của thị trường bán lẻ Việt nam là nhiều dịch vụ khách hàng sẽ được  ảo hóa bằng công nghệ IT cho phép nhà kinh doanh biết khách hàng mình là ai, muốn gì trước khi phục vụ họ. Bằng cách phân tích dữ liệu lớn để người kinh doanh biết trước nhu cầu khách hàng để phục vụ tốt hơn. Việt Nam đang trong giai đoạn tốt của ngành bán lẻ, sẽ phát triển hơn nữa và thịnh vượng. Vấn đề là nhà bán lẻ làm sao cạnh tranh và đi nhanh hơn đối thủ. DN phải làm chủ công nghệ, làm chủ kênh mua sắm mạng. "Cuộc chơi chỉ vừa mới bắt đầu và sẽ có những tay chơi mới xuất hiện".

Thanh Nhân - Minh Nhi - Thanh Liêm
Lên đầu Top

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên