xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giá xăng dầu "đẩy" CPI tháng 11 tăng 0,32%

Tin-ảnh: Minh Chiến

(NLĐO)- Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 11 tháng năm 2021, CPI tăng 1,84% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.

Ngày 29-11, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2021.

Theo cơ quan thống kê, giá xăng dầu, giá gas tăng theo giá nhiên liệu thế giới, các địa phương dần trở lại với trạng thái bình thường mới khiến giá hàng hóa, dịch vụ có xu hướng tăng là các nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11-2021 tăng 0,32% so với tháng trước, tăng 2,1% so với cùng kỳ 2020.

Tính chung 11 tháng năm 2021, CPI tăng 1,84% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Lạm phát cơ bản 11 tháng tăng 0,82%.

Giá xăng dầu đẩy CPI tháng 11 tăng 0,32% - Ảnh 1.

Có 9 nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng tăng giá trong tháng 11-2021

Tháng 11-2021, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính có 9 nhóm tăng giá so với tháng trước, 2 nhóm giảm giá. Trong 9 nhóm hàng tăng giá, nhóm giao thông có mức tăng so với tháng trước cao nhất với 3,11% (làm CPI chung tăng 0,3 điểm phần trăm) do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tháng 11-2021 tăng 0,46% (làm CPI chung tăng 0,09 điểm phần trăm), trong đó giá điện sinh hoạt tăng 1,04% so với tháng trước do một số địa phương đã kết thúc thời gian được Chính phủ hỗ trợ giá trên hóa đơn tiền điện; giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,94% do nhu cầu xây dựng tăng trở lại sau thời gian tạm dừng và giá nguyên liệu đầu vào tăng.

Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tăng trở lại trong bối cảnh bình thường mới cùng với chi phí vận chuyển tăng làm cho nhóm đồ uống và thuốc lá tháng 11-2021 tăng 0,33% so với tháng trước...

Trong 2 nhóm hàng giảm giá, nhóm giáo dục tháng 11 giảm 0,92% so với tháng trước (làm CPI chung giảm 0,06 điểm phần trăm), trong đó dịch vụ giáo dục giảm 1,06% do một số địa phương thực hiện miễn, giảm học phí năm học 2021-2022.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,17% so với tháng trước (làm CPI chung giảm 0,06 điểm phần trăm) do nguồn cung dồi dào khiến giá thịt gia súc, gia cầm, thịt chế biến và thủy sản tươi sống lần lượt giảm 4,04%; 0,34%;1,55% và 0,16%.

Theo Tổng cục Thống kê, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, các ngành các cấp đã tích cực triển khai thực hiện các giải pháp đồng bộ để ngăn chặn dịch bệnh và ổn định giá cả thị trường.

Tháng 11 xuất siêu 100 triệu USD

Tháng 11, hoạt động xuất nhập khẩu vẫn chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 59,7 tỉ USD, tăng 8,5% so với tháng trước và tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa vẫn duy trì tốc độ tăng cao, đạt 599,12 tỉ USD, tăng 22,3%.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 11 ước đạt 29,9 tỉ USD, tăng 3,6% so với tháng trước. Trong 11 tháng năm 2021, con số ước tính lên đến 299,67 tỉ USD, tăng 17,5%.

Đối với nhập khẩu, kim ngạch tháng 11 ước đạt 29,8 tỉ USD, tăng 14% so với tháng trước. Tính chung 11 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 299,45 tỉ USD, tăng 27,5% so với cùng kỳ.

Như vậy, tháng 11 ước tính xuất siêu 100 triệu USD. Tính chung 11 tháng năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 225 triệu USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 20,19 tỉ USD).

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo