xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giúp nông dân mở rộng thị trường

Bài và ảnh: NGỌC ÁNH

Tại TP HCM, đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, đất của mỗi hộ gia đình còn ít nên nếu cứ làm riêng lẻ sẽ càng manh mún, kém hiệu quả

Để nông dân tin và tham gia HTX, cần có những mô hình thật sự hiệu quả giúp họ “cùng nhau làm giàu”, tránh những bài học thất bại trong quá khứ.

Lợi nhuận 30%/năm

HTX Nông nghiệp - Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Phước An (huyện Bình Chánh) là 1 trong 2 HTX được tham gia dự án thí điểm truy xuất nguồn gốc rau củ quả điện tử tại TP HCM. Nông dân của HTX này hết sức phấn khởi vì được người tiêu dùng biết tới tên thay vì hòa lẫn trong tên chung của HTX.

Ông Đào Thanh Đức, Phó Giám đốc HTX Phước An, cho biết đây là một trong những lợi ích của nông dân khi tham gia HTX. So với nông dân tự do bên ngoài, nông dân HTX được hỗ trợ kỹ thuật, vật tư đầu vào và bao tiêu đầu ra, tuy không “trúng quả” nhưng bảo đảm có lãi ổn định nên họ yên tâm sản xuất.

Sơ chế rau tại HTX Phước An (huyện Bình Chánh, TP HCM)
Sơ chế rau tại HTX Phước An (huyện Bình Chánh, TP HCM)

Nhờ quản trị tốt, tạo uy tín trên thị trường bằng các loại rau củ quả tiêu chuẩn VietGAP, chuỗi thực phẩm an toàn mà HTX có đầu ra ổn định tại các kênh bán hàng hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi và các bếp ăn tập thể. Với tổng vốn hơn 1,8 tỉ đồng, năm 2016, HTX đã thu được lãi ròng ấn tượng, hơn 1,2 tỉ đồng. Nhờ vậy, sau khi HTX trích các khoản dự phòng, tái đầu tư, các xã viên có cổ phần được chia lợi nhuận lên đến 30%/năm, cao gần 5 lần so với lãi suất ngân hàng. Ngoài ra, HTX còn tạo công ăn việc làm cho hơn 40 lao động chính thức (văn phòng, sơ chế đóng gói, tài xế, giao nhận), đóng các loại BHXH, BHYT… để người lao động an tâm gắn bó.

“Bí quyết của HTX là làm từng bước, chỉ mở rộng theo nhu cầu thị trường, không làm đại trà. Sắp tới, HTX có kế hoạch xây dựng cánh đồng mẫu lớn với diện tích 25 ha, canh tác theo hướng hữu cơ, tiến tới thị trường nước ngoài. Hiện HTX có 62 xã viên và hơn 100 nông hộ liên kết. Sở dĩ số nông hộ liên kết nhiều hơn xã viên là do nông dân vẫn cần thời gian để có niềm tin vào HTX. Khi đủ niềm tin vào sự phát triển bền vững của HTX thì họ sẽ tham gia chính thức” - ông Đức tin tưởng.

Còn nhiều rào cản

Theo ông Phan Thế Nghĩa, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn TP HCM, TP đang chọn 7 HTX tham gia thực hiện thí điểm mô hình HTX nông nghiệp tiên tiến, hiện đại tại 5 huyện.

Cụ thể, huyện Củ Chi có 3 HTX: HTX Thương mại - Dịch vụ - Sản xuất - Chăn nuôi bò sữa Tân Thông Hội, HTX Chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong và HTX Nông nghiệp - Thương mại - Dịch vụ Phú Lộc. Huyện Hóc Môn có HTX Hoa Mai, huyện Nhà Bè có HTX Hiệp Thành, huyện Bình Chánh có HTX Nông nghiệp - Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Phước An và huyện Cần Giờ có HTX Nông nghiệp - Thương mại - Dịch vụ - Nuôi trồng thủy sản Cần Giờ. Các HTX đa phần đã đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, như: nhà lưới trồng rau VietGAP, trại chăn nuôi heo sạch, trạm thu mua sữa, phòng thí nghiệm phân tích chất lượng sữa, khu vực nuôi trồng thủy sản…, cơ bản đáp ứng yêu cầu thị trường hiện nay.

“Tuy nhiên, những công trình sản xuất của các HTX chưa được đầu tư hoàn chỉnh, chưa chú trọng đến khâu chế biến, đóng gói sản phẩm - HTX Tân Thông Hội tổ chức tiêu thụ sữa tươi nguyên liệu nhưng chưa thể chế biến sữa tươi thành phẩm, các sản phẩm từ sữa; HTX Tiên Phong tổ chức chăn nuôi heo nhưng chưa thể chế biến các sản phẩm từ thịt heo. Một số công trình được đầu tư lâu năm nên đã bắt đầu xuống cấp” - ông Nghĩa nêu thực trạng.

Một khó khăn khác làm cản trở đà phát triển của các HTX là vấn đề đất đai. Trong 7 HTX thì 4 HTX (Tân Thông Hội, Phú Lộc, Tiên Phong, Phước An) có sẵn đất, mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nhưng không được cấp phép xây dựng do đây là đất nông nghiệp - không thể xin chuyển đổi thành đất thổ cư dù các HTX sẵn sàng đóng thuế. Vì vậy, một số HTX phải xây dựng nhà xưởng trên đất thuê, luôn lo lắng bị đòi lại mặt bằng nên khó “an cư lạc nghiệp”.

Cần nhiều nguồn để vay vốn

Để thực hiện thành công mô hình HTX tiên tiến, hiện đại, 7 HTX cần nguồn vốn cho giai đoạn 2017-2020 là 2.317 tỉ đồng. Trong đó, HTX Tiên Phong cần nhiều nhất, 2.142 tỉ đồng; HTX Phước An cần thấp nhất, gần 4,1 tỉ đồng. Nguồn vốn chủ yếu tập trung vào việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển sản xuất gắn với chế biến sản phẩm như: trụ sở làm việc, nhà máy giết mổ gia súc, nhà máy chế biến thức ăn gia súc, nhà máy chế biến thực phẩm, trạm sữa, nhà sơ chế rau, nhà sơ chế đóng gói, xây dựng ao nuôi. Trong đó, vốn tự có của HTX là 646 tỉ đồng, chỉ chiếm 27,9% nên nhu cầu vay vốn rất lớn.

Hiện nay, tuy đã có chính sách cho các HTX nông nghiệp vay vốn, HTX và thành viên đã tiếp cận được vốn vay nhưng chủ yếu vẫn theo hình thức thế chấp tài sản (giấy tờ nhà, đất), chưa được vay vốn theo hướng thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay quy định tại Nghị định 55/2015 (về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn).

Kỳ cuối: Vực dậy khu vực bị “bỏ quên”

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo