xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Go-Viet kích hoạt cuộc chiến ứng dụng gọi xe

Bài-ảnh: Nguyễn Hải

(NLĐO) - Khách hàng sử dụng ứng dụng gọi xe công nghệ đang được hưởng lợi từ cuộc chiến của các hãng lớn.

Đến thời điểm này, có thể nói ứng dụng gọi xe công nghệ từ Grab không còn thế độc tôn khi Uber rút khỏi thị trường này. Hiện có nhiều hãng gọi xe trong nước và cả nước ngoài nhảy vào cuộc chơi này và họ tung ra nhiều chương trình hỗ trợ, khuyến mãi dành cho tài xe và cả khách hàng. Người tiêu dùng thật sự có nhiều lựa chọn, hãng nào có chương trình tốt nhất sẽ thu hút người dùng.

Theo ghi nhận của phóng viên, Grab đang "đau đầu" vì phải cố chạy đua với các hãng khác để có chính sách tốt nhất nhằm giữ chân tài xế cũng như khách hàng trước việc Go-Viet và những hàng công nghệ khác đang ngày càng lớn mạnh. Trước đây, Grab đưa ra mức chiết khấu dành cho tài xế từ 20% trở lên nhưng từ đầu tháng 8 vừa qua họ phải áp dụng chính sách "dễ thở" hơn dành cho tài xế. Chẳng hạn đối với GrabBike, họ được giảm chiết khấu xuống còn các mức 10%, 15% và 17% nếu đạt được số cuốc theo quy định.

Từ tuần trước Grab lại tiếp tục thay đổi chính sách, tài xế chạy trong ngày nếu đạt 9 cuốc xe sẽ được hưởng 75.000 đồng, 13 cuốc được 165.000 đồng và 16 cuốc được 220.000 đồng. Tuy nhiên theo tài xế GrabBike Nguyễn Thành Trung, hiện nay kiếm 9 cuốc/ngày đã khó huống gì 13 cuốc. Còn 16 cuốc xem như đưa ra cho "vui".

Còn theo tài xế Trần Văn Minh, Grab còn đưa ra điều kiện là phải đạt tỉ lệ thành công đặt xe từ 90% trở lên, tài xế không được phép hủy chuyến hay từ chối thanh toán GrabPay cũng như đặt xe với mã khuyến mãi và phải được đánh giá 4.8 sao.


Go-Viet kích hoạt cuộc chiến ứng dụng gọi xe - Ảnh 1.

Go-Viet đang đối đầu với Grab

Grab hiện nay cũng phải o bế thượng đế của mình, Theo đó, khách đặt GrabPay (ví điện tử của Grab) sẽ được giảm giá cước gần phân nửa. Hoặc khách di chuyển dưới 5 km trong các quận 1,3,5, Bình Thạnh chỉ với giá 2.000 đồng nếu thanh toán qua GrabPay. Ngoài ra, khách còn nhận được khuyến mãi ưu đãi 15.000 đồng/cuốc nếu thanh toán qua GrabPay, hoặc hoàn thành 6 chuyến GrabBike trong tuần sẽ được nhận được chương trình với giá rẻ.

Tuy nhiên, nhiều tài xế chạy xe công nghệ cho rằng hình thức khuyến mãi trên cũng chưa thể hấp dẫn bằng các hãng mới đưa vào hoạt động gần đây.

Theo đó, Go-Viet tặng đồng phục, mũ nón cho tài xế và cũng không thu tiền chiết khấu. Tài xế còn được tích 1-2 điểm cho mỗi chuyến thành công, đạt được 13 điểm sẽ được nhận hơn 200.000 đồng, trong ngày chạy được 13 cuốc được thưởng 165.000 đồng. Trước đó, khách hàng đặt cuốc xe có cự ly từ 8 km trở xuống chỉ tính cước 5.000 đồng. Tuy nhiên, chính sách này hiện đã không còn áp dụng. Một lái xe Go-Viet tên Liêm cho biết với cuốc xe 5.000 đồng dành cho khách thì được hãng hỗ trợ cho tài xế 25.000 đồng để bảo đảm thu nhập 30.000 đồng/cuốc. "Do đó, nhiều người lái có hiện tượng bắt tay nhau đặt cuốc xe qua lại để lấy 25.000 đồng từ hãng. Go-Viet nắm bắt được tình trạng nên họ siết lại bằng cách tính mới cho cuốc xe là 9.000 đồng cho cự ly 6 km" - tài xế Liêm nêu thực tế.

Tuy nhiên, giới chuyên môn thì lại không nghĩ như vậy mà cho rằng Go-Viet sau khi có được thị phần đáng kể nên họ cắt giảm dần mức hỗ trợ để hạn chế lỗ. Thậm chí có người cho rằng hãng này cũng không thể duy trì chương trình cuốc xe đồng giá 5.000 đồng lâu hơn nữa, vì mức chịu đựng có giới hạn.

Trong khi đó, một hàng công nghệ Việt FastGo vừa ra mắt vào đầu tháng 8 cũng tặng 20.000 đồng/chuyến cho khách khi đặt xe có sử dụng mã khuyến mãi PTI20. Trường hợp khách thanh toán bằng hình thức QR Code với thẻ MasterCard sẽ được hoàn tiền 10.000 đồng. Đồng thời, lái xe cũng được hưởng 10.000 đồng như khách hàng.

Go-Viet kích hoạt cuộc chiến ứng dụng gọi xe - Ảnh 2.

Grab và Go-Viet liên tục tung ra các chương trình ưu đãi khách hàng và chính sách có lợi cho tài xế tham gia. Ảnh: TechBike.vn

Tương tự Go-Viet, FastGo cũng đang triển khai 5.000 chuyến xe giá 5.000 đồng cho 5 km đầu tiên. Ngoài ra, hãng này cũng thường xuyên tung các mã khuyến mãi từ 30.000-50.000 đồng cho khách hàng thanh toán thẻ trên ứng dụng. Tuy nhiên, ứng dụng này cho dù đã ra mắt tại TP HCM từ giữa tháng 8 vừa qua nhưng sự hiện diện vẫn còn khiêm tốn.

Trong khi đó, các ứng dụng gọi xe công nghệ của những doanh nghiệp trong nước như Vato, Mailinh, Go-ixe , T.Net… dù đã hoạt động lâu hơn Go-Viet, FastGo nhưng lại chưa có chính sách khuyến mãi nào đủ sức hấp dẫn khách hàng cũng như thu hút tài xế. Theo những đơn vị này, việc Go-Viet, Grab bỏ ra hàng chục tỉ đồng để làm chương trình như đã nêu ở trên là một kiểu hủy diệt thị trường này. Những đơn vị trong nước có nguồn vốn khiêm tốn thì không thể nào đua theo được, chấp nhận đứng ngoài cuộc chơi của những ông lớn.

Ông Hàng Bá Trí, Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ phần mềm Go-ixe, cho biết Go-ixe không thể khuyến mãi như họ được mà chỉ tập trung xây dựng nền tảng chung hướng đến các đơn vị vận tải để cùng nhau chia sẻ và phát triển.

Ông Nguyễn Văn Sang (người sáng lập T.Net) cho rằng không nên đối đầu trực tiếp với họ, phải có chiến lược riêng. Do đó T.Net tập trung phát triển T.NetCar. Theo đó, tài xế nhận điểm đón từ 2 km sẽ được hỗ trợ 15.000 đồng, một ngày thực hiện được 15 chuyến sẽ nhận thưởng 200.000 đồng, một tuần có 60 chuyến được thưởng 800.000 đồng. Đối với khách hàng mới sẽ được khuyến mãi giảm giá cước 50% cho hai chuyến đầu, khách đi thường xuyên được tích điểm thưởng. T.Net còn liên kết với các đơn vị vận tải khác để phát triển dịch vụ đặt xe vận tải hàng hoá, xe khách đường dài.

Go-Viet đã chiếm 10% thị phần?

Trên website, Go-Viet giới thiệu "là đối tác chiến lược của Go-Jek (Indonesia), cung cấp ứng dụng đa dịch vụ với các giải pháp kết nối vận chuyển đặt xe bốn bánh và hai bánh, gọi đồ ăn, giao hàng và nhiều dịch vụ khác nhằm phục vụ các nhu cầu thường nhật của người dùng Việt".

Trước đó, Go-Jek đã tuyên bố việc đầu tư khoảng 500 triệu USD để gia nhập 4 thị trường mới, bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Singapore và Philippines. Tại mỗi thị trường sẽ có một nhãn hiệu phù hợp với từng nước, và Go-Jek đứng ở phía sau.

Mới đây, trên trang cá nhân LinkedIn của ông Andre Soelistyo, Chủ tịch Go-Jek đã chia sẻ dòng trạng thái về sự gia nhập thị trường của ứng dụng gọi xe này tại thị trường TP HCM. Vị chủ tịch này đã đưa ra con số chỉ trong vòng 3 ngày kể từ khi ra mắt thị trường, Go-Viet đã chiếm tới 10% thị phần vận tải tại TP HCM. Đồng thời, hiện tại, thị phần nằm trong tay Go-Viet đã lên tới 15% và công ty đang có kế hoạch chuẩn bị tiến ra Hà Nội vào tháng 9 tới.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo