xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gỡ vướng lưu thông hàng hóa

MINH CHIẾN

Đề xuất mới đây của Bộ Công Thương được kỳ vọng sẽ tháo gỡ vướng mắc về vận chuyển, lưu thông hàng hóa trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải vừa ký băn bản đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép hàng hóa lưu thông như trong điều kiện bình thường nếu bảo đảm phòng dịch Covid-19, trừ hàng cấm hoặc hạn chế kinh doanh.

Rộng đường lưu thông

Theo Bộ Công Thương, thời gian qua, Chính phủ đã quy định danh mục các mặt hàng thiết yếu trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Để tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Y tế và Bộ Giao thông Vận tải đã liên tiếp có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn địa phương về các vấn đề có liên quan đến lưu thông hàng hóa thiết yếu, góp phần thực hiện thống nhất các quy định về phòng chống dịch Covid-19 đối với các phương tiện vận tải hàng hóa thiết yếu khi lưu thông qua địa bàn tỉnh, thành phố; đồng thời yêu cầu các địa phương không được đặt ra các điều kiện cản trở việc lưu thông hàng hóa thiết yếu.

Tuy nhiên, trên thực tế triển khai, đại diện Bộ Công Thương nhìn nhận mỗi địa phương có cách hiểu và áp dụng khác nhau. Vì thế, đã xảy ra tình trạng một số hàng hóa là nguyên liệu đầu vào sản xuất hoặc phục vụ nhu cầu thiết yếu cho đời sống người dân nhưng không được lưu thông tại một địa phương hoặc từ địa phương này sang địa phương khác.

Mới đây, phản ánh đến Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), 11 hiệp hội các ngành hàng công nghiệp cho biết một vấn đề nổi cộm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp (DN) là thiếu sự đồng bộ, nhất quán trong các quy định, chính sách áp dụng của các địa phương. Đặc trưng của ngành công nghiệp là tính kết nối sản xuất theo chuỗi không phân biệt địa giới hành chính.

Do đó, khi các địa phương áp dụng các chính sách, quy định khác nhau về giãn cách, kiểm soát lưu thông hàng hóa, quy định về thực phẩm thiết yếu… càng gây thêm khó khăn cho DN trong giao dịch, lưu thông hàng hóa.

Gỡ vướng lưu thông hàng hóa - Ảnh 1.

Lực lượng chức năng kiểm tra xe tải chở hàng vào nội đô Hà Nội Ảnh: NGÔ NHUNG

Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, để xử lý vấn đề nêu trên cũng như thống nhất về cách hiểu và áp dụng giữa các địa phương, Bộ Công Thương đã kiến nghị Thủ tướng cho phép lưu thông tất cả hàng hóa như trong điều kiện bình thường nếu bảo đảm phòng chống Covid-19, trừ những hàng hóa cấm kinh doanh hoặc hàng hóa hạn chế kinh doanh theo quy định. Tức là, thay vì quy định danh mục hàng hóa thiết yếu, Chính phủ ban hành danh mục hàng hóa cấm lưu thông trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, làm căn cứ triển khai.

Nếu đề xuất này được thông qua, các cơ sở kinh doanh, DN chỉ cần chiếu theo danh mục hàng hóa cấm lưu thông. Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh và hạn chế kinh doanh thực tế đã quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Văn bản số 19/VBHN-BCT ngày 9-5-2014 do Bộ Công Thương ban hành hợp nhất Nghị định số 59/2006/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Thương mại. Các hàng hóa, dịch vụ còn lại không nằm trong danh sách này sẽ được cấp "thẻ xanh" để lưu thông trên địa bàn, địa phương hoặc từ địa phương này sang địa phương khác.

Dễ triển khai

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Tương - nguyên Phó Tổng Thư ký Hiệp hội DN dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), hiện là cố vấn của VLA - ủng hộ đề xuất nêu trên của Bộ Công Thương và cho rằng sẽ tháo gỡ các vướng mắc trong vận chuyển, lưu thông hàng hóa thời gian qua.

Theo ông Tương, do dịch Covid-19, các địa phương giãn cách theo Chỉ thị 16, bên cạnh các chi phí về xét nghiệm cho tài xế, việc các địa phương lúng túng trong áp dụng các quy định kiểm soát vận chuyển hàng hóa khiến hoạt động của các DN thuộc VLA gặp nhiều khó khăn.

"Chúng ta nên quy định danh mục những mặt hàng cấm vận chuyển, lưu thông, như vậy rất dễ hiểu, DN dễ dàng áp dụng, tuân thủ trên thực tiễn; các địa phương cũng trên cơ sở đó thực hiện các biện pháp kiểm soát" - ông Nguyễn Tương nhận định.

Ông Nguyễn Tương cho rằng thời gian qua, khi quy định danh mục "hàng hóa thiết yếu" đã dẫn đến tình trạng áp dụng khác nhau ở từng khu vực, từng địa phương. Danh mục hàng hóa thiết yếu còn chưa được hiểu và thực hiện thống nhất. Mỗi địa phương phải chịu trách nhiệm về công tác chống dịch của mình nên có những biện pháp khác nhau. Phương tiện đi qua địa phương này có thể được lưu thông nhưng sang địa phương khác thì phải "quay đầu". Việc không thống nhất như vậy gây khó khăn cho DN, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất - kinh doanh chung của cả nước.

Vì vậy, Chính phủ cần sớm ban hành danh mục như đề xuất của Bộ Công Thương. Các bộ ngành, địa phương thực hiện theo văn bản duy nhất đó của Chính phủ, tránh chồng chéo, tránh cách hiểu khác nhau khi có quá nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, nhưng kết quả cuối cùng vẫn "tắc". Chính phủ, các bộ ngành cần tăng cường kiểm tra, giám sát sau khi đã ban hành danh mục "hàng cấm lưu thông", để tránh tình trạng địa phương lại đẻ ra những quy định riêng gây cản trở.

Luật sư (LS) Bùi Đình Ứng (Đoàn LS TP Hà Nội) cũng đồng tình với đề xuất của Bộ Công Thương. LS này cho rằng quy định càng ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực thi sẽ tạo thuận lợi cho người dân, DN. Mặt khác, công tác quản lý nhà nước cũng nhất quán hơn. Từ thực tiễn thời gian qua, đã xảy ra những tranh cãi về một số mặt hàng có thuộc diện thiết yếu hay không, ví dụ như trong nhóm hàng lương thực thì có rất nhiều mặt hàng khác nhau, mỗi địa phương lại đưa ra những hướng dẫn riêng.

Đối với đề xuất của Bộ Công Thương nếu được thông qua, theo LS Bùi Đình Ứng, một số hàng hóa cấm vận chuyển đã được quy định tại Luật Thương mại và Nghị định 59/2006 của Chính phủ, có thể kể đến như ma túy, súng đạn, khoáng sản độc hại, phế liệu nguy hiểm, vũ khí, hóa chất độc hại... Các DN chiếu theo danh mục này, nếu hàng hóa nằm ngoài danh mục cấm thì được phép lưu thông trên địa bàn, địa phương hoặc từ địa phương này sang địa phương khác.

Ông Nguyễn Hữu Hạnh, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Đà Nẵng, cho biết đề xuất mới của Bộ Công Thương cũng dựa trên các quy định cũ, trong đó có phần cho địa phương được tự quyết tùy vào nhu cầu của địa phương đó. Từ ngày 23-7 đến nay, Sở Công Thương TP Đà Nẵng đã ban hành 6 nhóm hàng hóa thiết yếu, đang được triển khai thực hiện và chưa gặp khó khăn, vướng mắc nào.

Ông Hà Vũ Sơn, Giám đốc Sở Công Thương TP Cần Thơ, cho biết: "Bộ Công Thương hướng dẫn rất rõ danh mục hàng hóa thiết yếu nên trong thời gian qua không gặp nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện".

Còn theo ông Phạm Văn Tám, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Trà Vinh, quy định hàng hóa thiết yếu của mỗi tỉnh khác nhau, sở cũng đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành danh mục hàng hóa thiết yếu. "Trong quá trình thực hiện cũng xảy ra một số trường hợp tranh cãi nhưng sở và chốt kiểm dịch thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công Thương, Bộ Y tế nên xử lý nhanh gọn" - ông Tám nói.

C.Linh - B.Vân

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo