xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kinh tế vào thời kỳ phục hồi

SONG HÀ

Không có chính sách nào hỗ trợ doanh nghiệp tốt bằng việc kinh tế vĩ mô ổn định, hệ thống pháp luật thông thoáng

“Năm 2014, kinh tế Việt Nam giống như người ốm không ra ốm, khỏe không ra khỏe, thì năm nay, tất cả tín hiệu cho thấy thực sự phục hồi đã đến, dù còn chậm.” Đó là nhận xét của TS Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia tại diễn đàn “Kịch bản kinh tế 2015” vừa được tổ chức tại TP HCM.

Đẩy lùi “bóng ma” lạm phát

Theo TS Trần Du Lịch, về vĩ mô, Việt Nam đã đẩy lùi “bóng ma” lạm phát; tất cả các chính sách tài khóa, tiền tệ, kể cả bội chi ngân sách cũng không còn gây ra tác động lạm phát. Chưa thấy lúc nào dư địa để thực hiện các chính sách vĩ mô lại thuận lợi như năm nay. “Dù có hơn 64.000 doanh nghiệp (DN) ngừng hoạt động trong năm ngoái nhưng đã có hơn 15.000 DN quay trở lại thị trường. Từ quý III/2013 đến nay, kinh tế Việt Nam đã bước sang thời kỳ phục hồi, dù còn rất yếu ớt” - ông Lịch nhận xét.

Ngay từ đầu năm 2015, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu điều hành kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách, theo hướng nhất quán từ năm 2011 đến nay. Các chính sách không nóng vội xử lý tăng trưởng mà tập trung ổn định vĩ mô. Không có chính sách nào hỗ trợ DN tốt bằng việc kinh tế vĩ mô ổn định, hệ thống pháp luật thông thoáng, giúp DN hội nhập trong điều kiện tốt nhất.

 

Kinh tế vĩ mô ổn định, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. (Ảnh chỉ mang tính minh họa) Ảnh: Hồng Thúy
Kinh tế vĩ mô ổn định, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. (Ảnh chỉ mang tính minh họa) Ảnh: Hồng Thúy

 

TS Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương (CIEM), nhận định: Nền kinh tế Việt Nam năm nay phục hồi khó khăn, rủi ro còn nhiều và cải cách vô cùng vất vả. Tuy nhiên, lần đầu tiên sau 2-3 năm xuất khẩu của DN nội địa tăng 10% - dấu hiệu tương đối tích cực, giúp nền kinh tế được nhìn từ chỗ bi quan chuyển sang có vẻ lạc quan một chút. Ông Thành cho biết: “Trong nhiều năm qua, chưa bao giờ các nhà khoa học lại đồng thuận với Chính phủ trong dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Nhiều dự báo tăng trưởng kinh tế có thể đạt 6%-6,1% và lạm phát ở mức 4%-6%.”

Giá dầu giảm, thuận lợi cho doanh nghiệp

Nhìn nhận về giá dầu thế giới lao dốc tác động lên kinh tế Việt Nam, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cho rằng năm 2014, Việt Nam xuất khẩu đạt 7,2 tỉ USD dầu thô nhưng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này lên tới 8,2 tỉ USD, cán cân bị âm 1 tỉ USD. Giá dầu giảm khiến thu ngân sách bị hụt nhưng thu chi ngoại tệ sẽ tiết kiệm hơn, dù cung cầu ngoại tệ không chỉ nhìn vào giao dịch thương mại mà còn kiều hối, dòng vốn đầu tư.

TS Trần Du Lịch cho rằng trong 6 tháng đầu năm 2015 giá dầu thô xuống thấp sẽ tác động lên nền kinh tế, theo hướng có lợi: giảm chi phí và tăng sức cạnh tranh cho DN. Khi nền kinh tế tiêu hao năng lượng còn quá cao, giá dầu giảm sẽ thuận lợi cho DN. “Giá dầu giảm chỉ ảnh hưởng đến xuất khẩu dầu thô và thu ngân sách nhưng sẽ đem nhiều lợi ích đến cho DN và giúp thu từ nền kinh tế bù đắp và có thể cân đối bằng các nguồn thu khác” - ông Lịch nói. Việc giảm giá dầu bán lẻ thông qua quỹ bình ổn xăng dầu, tốc độ không tương xứng với đà giảm của giá dầu thô, nhưng phải thấy rằng giữa 2 thị trường này có độ trễ. Quan trọng là giá dầu giảm phải tác động làm giảm chi phí vận tải.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo