xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kỳ vọng khởi sắc

Tô Hà

Mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% đặt ra cho năm 2017 là mức cao nhưng sẽ khả thi nếu Chính phủ lường trước được những khó khăn, thách thức để có giải pháp điều hành quyết tâm và đúng hướng

Năm 2017, tăng trưởng kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ có nhiều khởi sắc hơn khi độ trễ của các chính sách điều hành kích thích tăng trưởng năm 2016 phát huy tác dụng và kinh tế thế giới không có quá nhiều biến động.

Động lực mới từ cải cách thể chế

Điểm nổi bật khi đề cập triển vọng tăng trưởng của Việt Nam năm 2017 là giới chuyên môn đều nhận định chung rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ được cải thiện đáng kể nhờ cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, tạo xung lực mới cho khu vực kinh tế tư nhân vươn lên mạnh mẽ. TS Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội, đánh giá năm 2017 sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội cho doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa nhờ chủ trương đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn. Qua đó, các DN nhỏ và vừa có nhiều cơ hội tham gia vào các ngành, lĩnh vực đặc thù của nhà nước.

TP HCM ngày càng phát triển và là đầu tàu của cả nước Ảnh: TẤN THẠNH
TP HCM ngày càng phát triển và là đầu tàu của cả nước Ảnh: TẤN THẠNH

Năm 2016, số lượng DN thành lập mới tăng kỷ lục, lần đầu tiên đạt mức hơn 110.000 DN thành lập mới trong vòng 1 năm. Bên cạnh đó, quy mô DN tăng lên mức vốn trung bình 8 tỉ đồng/DN, số lượng DN quay lại thị trường cũng ở mức cao là 26.000. “Con số này là minh chứng cho thấy Việt Nam đã thực hiện cải cách thể chế, tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh tốt. Với cam kết của Chính phủ về xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính và ban hành các nghị quyết để thúc đẩy giải ngân vốn, tôi tin rằng môi trường đầu tư kinh doanh của năm 2017 sẽ tốt hơn năm 2016” - ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, phân tích.

Trên cơ sở phân tích triển vọng kinh tế Mỹ và châu Âu hồi phục giúp Việt Nam tăng xuất khẩu, dòng vốn FDI được dự báo tăng sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế và việc làm, đa số các tổ chức tài chính quốc tế và trong nước đều dự báo kinh tế Việt Nam trong năm 2017 sẽ có những chuyển biến tốt hơn. Cụ thể, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (NFSC) đã dự báo mức tăng trưởng đầy lạc quan là 6,7%, Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng châu Á (ADB) dự đoán mức tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6,3%. Chỉ có Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra mức tăng trưởng thấp hơn là 6,2% - tương đương mức tăng trưởng đạt được trong năm 2016.

Còn nhiều thách thức

Với góc nhìn của cơ quan thống kê, ông Nguyễn Bích Lâm nhận định năm 2017 có nhiều thuận lợi và thách thức đan xen, mục tiêu tăng trưởng GDP đặt ra 6,7% là mức cao song vẫn có khả năng đạt được. Muốn vậy, Chính phủ cần lường trước những thách thức, khó khăn để có chỉ đạo, điều hành đúng hướng.

Những thách thức Việt Nam có thể đối mặt là môi trường thế giới chưa thuận lợi cho mục tiêu tăng trưởng khi dư âm của hậu Brexit vẫn còn mạnh mẽ, chủ nghĩa dân túy nảy nở ở nhiều quốc gia và sự đe dọa của chủ nghĩa bảo hộ quay trở lại từ chính sách mới của nước Mỹ đe dọa kinh tế toàn cầu. Trong khi đó, độ mở của nền kinh tế Việt Nam rất cao, mức độ năm sau cao hơn năm trước, phản ánh sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào nhu cầu của các nước đối tác. Năm 2016, độ mở của nền kinh tế Việt Nam là 180%, tăng mạnh so với mức 163% của năm 2011.

Thách thức từ trong nước là biến đổi khí hậu đang có tác động rất mạnh mẽ đến nền kinh tế khiến nông nghiệp chỉ còn đóng góp 16% vào GDP, giảm 1%-2% so với những năm trước. Số liệu thống kê cho thấy năm 2016, cả nước thiệt hại 18.000 tỉ đồng do tác động của thiên tai, đây là vấn đề Việt Nam phải lường trước và có giải pháp khắc phục tốt hơn trong năm 2017. Đó là tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp thị trường và thích nghi với biến đổi khí hậu. Hình thành các vùng chuyên canh lớn.

Một khó khăn khác đối với nền kinh tế Việt Nam là năng suất lao động rất thấp. Tính chung giai đoạn 2011-2016, năng suất lao động của Việt Nam có tăng nhưng chỉ đạt mức trung bình 3%-4%/năm là rất thấp. Năm 2015, năng suất lao động tăng được 6,5% nhưng năm 2016 lại giảm, tụt hậu so với thế giới.

Hai kịch bản kinh tế Việt Nam năm 2017

Theo Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế, xã hội quốc gia - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có 2 kịch bản kinh tế Việt Nam năm 2017.

- Thứ nhất (kịch bản cơ sở): Nền kinh tế tiếp tục được duy trì ổn định và phát triển, hiệu quả đầu tư trong nước tiếp tục cải thiện. Vốn đầu tư khu vực nhà nước tiếp tục duy trì, tăng 7%. Cơ cấu, quy mô, hiệu quả tuy chưa có quá nhiều thay đổi nhưng tận dụng được lợi thế mang lại từ quá trình hội nhập, xuất khẩu và đầu tư có những cải thiện. Khi đó, tăng trưởng kinh tế năm 2017 sẽ ở mức khoảng 6,44%, lạm phát khoảng 5%.

- Thứ hai (kịch bản cao): Nền kinh tế phát triển mạnh nhờ tận dụng được những động lực phát triển kinh tế thông qua hội nhập. Cơ cấu, quy mô hiệu quả có những cải thiện theo hướng tích cực hơn, khi đó tăng trưởng kinh tế được dự báo khoảng 6,72% và lạm phát ở mức 6%.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo