xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lãnh đạo "siêu ủy ban" quản lý 2 triệu tỉ đồng hưởng lương thế nào?

Minh Chiến

(NLĐO)- Các chức danh lãnh đạo, lãnh đạo các đơn vị thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp được hưởng chế độ tương đương các chức danh lãnh đạo cơ quan ngang bộ, lãnh đạo đơn vị trực thuộc cơ quan ngang bộ.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng về thành lập Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (DN), vừa chủ trì cuộc họp tiếp thu các khuyến nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về việc thành lập cơ quan này vào chiều 4-9.

Đại diện cơ quan soạn thảo nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Vũ Đại Thắng cho biết dự thảo nghị định đã quy định rõ nguyên tắc ủy ban chỉ thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước, không thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn thuộc chức năng quản lý nhà nước đối với DN do các bộ quản lý ngành thực hiện.

Lãnh đạo siêu ủy ban quản lý 2 triệu tỉ đồng hưởng lương thế nào? - Ảnh 1.

Thủ tướng lãnh đạo các bộ, ngành tại lễ trao quyết định cho ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Ảnh: VnEconomy

"Trong mối quan hệ với DN, ủy ban chỉ thực hiện các quyền, trách nhiệm theo đúng quy định của luật số 69/2014/QH13, không thực hiện những vấn đề thuộc thẩm quyền của DN trong lĩnh vực điều hành, quản trị kinh doanh"- ông Thắng cho hay.

Đối với chế độ tiền lương, phụ cấp của lãnh đạo ủy ban, sau khi tiếp thu ý kiến của UBTVQH, Bộ KH-ĐT cho biết do chưa có quy định pháp luật nêu rõ cơ quan thuộc Chính phủ được áp dụng cơ chế đặc thù so với Nghị định 204/2004/NĐ-CP nên dự thảo nghị định quy định: "Các chức danh lãnh đạo ủy ban, lãnh đạo các đơn vị thuộc ủy ban được hưởng chế độ tương đương các chức danh lãnh đạo cơ quan ngang bộ, lãnh đạo đơn vị trực thuộc cơ quan ngang bộ" để tạo động lực cho bộ máy thực thi công việc.

Về tổ chức bộ máy, dự thảo nghị định nêu rõ gồm 9 vụ, trung tâm gồm Vụ Nông nghiệp, Vụ Công nghiệp, Vụ Năng lượng, Vụ Công nghệ và Hạ tầng, Vụ Tổng hợp, Vụ Pháp chế - Kiểm soát nội bộ, Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng, trung tâm thông tin, trong đó trung tâm thông tin là đơn vị sự nghiệp.

Trong danh sách 19 DN do ủy ban trực tiếp làm đại diện chủ sở hữu thì có Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), là đơn vị thực hiện chức năng đầu tư-kinh doanh vốn tại DN tiếp nhận từ các bộ, địa phương theo quy định của pháp luật, không thuộc 18 DN còn lại.

Hiện Bộ KH-ĐT đã dự thảo nghị định lần thứ 7 với 4 chương và 11 điều để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét. Về phía Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN, người được giao làm chủ tịch là ông Nguyễn Hoàng Anh cho biết từ khi thành lập ủy ban tới nay, các cán bộ lãnh đạo và biệt phái đã dự thảo 44 quy chế hoạt động nội bộ và liên ngành.

“Một số quy chế đang xin ý kiến các bộ, ngành, nhưng cơ bản chúng tôi đã xong và sẵn sàng vận hành hoạt động của ủy ban khi nghị định có hiệu lực”- ông Hoàng Anh nhấn mạnh và đề nghị Chính phủ cử thêm cán bộ biệt phái để tiếp nhận 19 DN nhà nước về ủy ban trong thời gian sớm nhất.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các bộ, ngành liên quan vận dụng tối đa các quy định của pháp luật hiện hành, tạo điều kiện cho ủy ban sớm hoạt động vào tháng 10 tới đây.

Những tập đoàn, tổng công ty chuyển giao về "siêu ủy ban":

1. Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước;

2. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam;

3. Tập đoàn Điện lực Việt Nam;

4. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam;

5. Tập đoàn Hóa chất Việt Nam;

6. Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam;

7. Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam;

8. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam;

9. Tổng Công ty Viễn thông MobiFone;

10. Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam;

11. Tổng Công ty Hàng không Việt Nam;

12. Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam;

13. Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam;

14. Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam;

15. Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam;

16. Tổng Công ty Cà phê Việt Nam;

17. Tổng Công ty Lương thực miền Nam;

18. Tổng Công ty Lương thực miền Bắc;

19. Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam;

20. Các doanh nghiệp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Được biết, những DN nhà nước này hiện có tổng giá trị vốn và tài sản đạt khoảng 2 triệu tỉ đồng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo