xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nâng sức hấp dẫn du khách

THÁI PHƯƠNG

Là nơi thu hút nhiều nhất khách quốc tế và nội địa trong cả nước nhưng du lịch TP HCM đang bị cạnh tranh gay gắt bởi các điểm đến khác trong khu vực

Ngày 8-3, Thành ủy TP HCM đã tổ chức hội nghị triển khai Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Chỉ thị 07 của Ban Thường vụ Thành ủy về nhiệm vụ phát triển ngành du lịch TP HCM đến năm 2020.

Phải là “điểm đến không ngủ”

Tại hội nghị, Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng nhấn mạnh muốn TP là điểm đến hấp dẫn, một mình Sở Du lịch không làm được mà cần sự vào cuộc của các sở, ban - ngành khác và người dân.

Du khách đến TP HCM thường phàn nàn thiếu nơi giải trí vào ban đêm Ảnh: TẤN THẠNH
Du khách đến TP HCM thường phàn nàn thiếu nơi giải trí vào ban đêm Ảnh: TẤN THẠNH

Theo các doanh nghiệp (DN), ngành du lịch TP đã đạt những thành quả nhất định, là trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước nhưng đang bị cạnh tranh gay gắt bởi các điểm đến hấp dẫn khác trong khu vực. Năm 2016, TP thu hút hơn 5,2 triệu lượt khách nước ngoài, chiếm hơn một nửa lượng du khách này đến Việt Nam và là năm thành công của ngành du lịch TP. Mục tiêu đến năm 2020, TP thu hút 9-10 triệu lượt khách quốc tế. Trong khi đó, TP không nằm trong 10 điểm đến đông khách nhất ở Đông Nam Á dù được đánh giá có nhiều tiềm năng.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Tổng Giám đốc Công ty Vietravel, phân tích trong 10 điểm đến đông khách nhất khu vực, Thái Lan có tới 3, gồm Bangkok, Phuket, Pattaya. Điểm đến Siem Reap của Campuchia cũng đứng thứ 3 trong bảng này.

Bên cạnh đó, các điểm đến mới nổi trong khu vực và châu Á như Angkor Wat, Đài Loan, Jeju… cũng đang là đối thủ cạnh tranh với TP HCM. Ngay ở trong nước, theo ông Phan Xuân Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty Du Ngoạn Việt, TP cũng phải cạnh tranh với các điểm đến đang lên như Nha Trang, Phú Quốc, Đà Nẵng… “TP mất dần sút hút mạnh là “hòn ngọc Viễn Đông” do không có điểm cạnh tranh nổi bật. Các điểm tham quan nổi tiếng của TP như nhà thờ Đức Bà, Hội trường Thống Nhất, Bưu điện TP chưa thể buộc du khách không đến không được” - ông Xuân Anh nhận xét.

Ông Võ Anh Tài, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn, cho biết nhiều du khách quốc tế đến TP nhận xét sản phẩm du lịch về đêm quá đơn điệu. Trong khi đó, TP đủ sức xây dựng các điểm, khu giải trí hấp dẫn, sôi động thể hiện “điểm đến không ngủ” cho du khách.

Thay đổi tư duy lỗi thời

Ông Scott Hodgetts, Tổng Giám đốc khách sạn Sheraton Saigon, cho rằng TP là thị trường du lịch mới mẻ và đang hội nhập nên còn nhiều tiềm năng phát triển cũng như cơ hội quảng bá với du khách quốc tế.

Một trong những nguồn khách chính của khách sạn Sheraton Saigon đến từ thị trường MICE (du lịch sự kiện, hội nghị, hội thảo) quốc tế nhưng du khách thường than phiền về thủ tục xin visa cũng như quy trình thông quan hàng hóa đưa vào TP tổ chức sự kiện.

Lúc này, theo các DN, việc tăng năng lực cạnh tranh cho ngành du lịch TP là cấp thiết. Ngành du lịch cần sớm có chiến lược phát triển dài hạn, nâng sức cạnh tranh.

Phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến nhìn nhận do chưa có chiến lược phát triển du lịch nên rất khó định hướng cho các DN. Do đó, TP đang tập trung xây dựng chiến lược cho ngành, kể cả việc thuê tư vấn nước ngoài. Sẽ thống nhất các đợt ra nước ngoài quảng bá du lịch theo kế hoạch chung của TP thay vì các sở, ngành tự tổ chức, tốn kém lại không hiệu quả.

Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng đánh giá năm 2016, TP đón 5,2 triệu lượt khách là thành tích đáng khích lệ nhưng cứ đi từng bước nhỏ như vậy sẽ khó tạo đột phá. “TP có hàng loạt thế mạnh, vậy làm sao để thu hút được 10 triệu lượt khách trong năm nay, cần có giải pháp và cách thực hiện để đạt con số này” - Bí thư Thăng nhấn mạnh.

Bí thư Thành ủy yêu cầu phát triển du lịch TP không phải là nhiệm vụ của Sở Du lịch, đây là tư duy lỗi thời mà tất cả ban - ngành, địa phương, cả người dân phải cùng vào cuộc. Mục tiêu là TP trở thành điểm đến an toàn, hấp dẫn, thân thiện. Mọi khó khăn, thử thách đều có thể vượt qua khi thống nhất tư duy, quan điểm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

“Cần đánh giá đúng tiềm năng, thế mạnh của ngành để phát huy, những quy định lỗi thời, lạc hậu phải sửa và nghiên cứu tìm cơ chế đột phá, có thể xin thí điểm để phát triển du lịch TP. Phải tăng cường tính kết nối vùng, xây dựng và củng cố các DN đầu đàn. Thời hội nhập, chỉ nhìn du lịch TP là nhất nước thì sẽ không có động lực phát triển” - Bí thư Thăng nhìn nhận.

Không được tự ý kiểm tra doanh nghiệp

Theo phản ánh của khách sạn Sheraton Saigon, DN phải tiếp quá nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra trong một năm gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Năm 2016, khách sạn này tiếp đến 13 đợt thanh tra, kiểm tra từ các sở, ngành và UBND TP, trong đó có những yêu cầu, hạng mục thanh tra trùng lắp…

Trước bức xúc này, Phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến chỉ đạo từ nay, tất cả sở, ngành, địa phương phải thống nhất kế hoạch kiểm tra hoạt động du lịch và báo cáo UBND TP trước khi triển khai, không có chuyện liên tục kiểm tra DN trong một năm và chồng chéo nhau. “Nếu cơ quan, ban - ngành nào tự kiểm tra phải chịu trách nhiệm với UBND TP” - ông Tuyến khẳng định.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo