xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngành mía đường trong nước đang hết sức bi đát?

Thái Phương

(NLĐO) – Hơn 2 năm qua, tình trạng gian lận thương mại, buôn lậu quy mô lớn đã khiến hơn 1/3 nhà máy đường ở Việt Nam đóng cửa, nhiều cánh đồng mía bỏ hoang vì không hiệu quả.

Chiều 30-10, Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389 quốc gia) đã tổ chức hội nghị bàn các giải pháp chống buôn lậu đường cát và tháo gỡ khó khăn cho ngành mía đường Việt Nam, tại TP HCM.

Theo số liệu của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, hiện cả nước có 40 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, sản xuất đường. Trong vụ sản xuất 2017-2018, cả nước có 37 nhà máy đường hoạt động, sản lượng đường sản xuất được 1,47 triệu tấn; trong khi niên vụ 2018-2019 các nhà máy đường sản xuất được 1,17 triệu tấn đường.

Tổng diện tích mía nguyên liệu hiện đã giảm khoảng 30% - 60% so với các năm trước. Việc thiếu mía nguyên liệu buộc các nhà máy duy trì sản xuất công suất thấp. Chi phí đầu tư mỗi 1.000m2 mía khoảng 7 triệu đồng nhưng chỉ thu được khoảng 3 - 4 triệu đồng khiến nông dân đổ nợ, một số vùng thua lỗ nặng, nông dân phải bỏ ruộng vì càng đầu tư càng lỗ. Nhiều hộ dân chuyển sang trồng cây khác hoặc nuôi trồng thủy sản. Đã có 17/30 nhà máy đường thua lỗ, mất vốn chủ sở hữu.

Đáng chú ý, theo lộ trình cam kết của Hiệp định Thương mại hàng hóa Asean (ATIGA), từ ngày 1-1-2020, mặt hàng đường từ các nước trong khối ASEAN vào Việt Nam sẽ được xóa bỏ hạn ngạch nhập khẩu, thuế suất nhập khẩu chỉ còn 5%.

Ngành mía đường trong nước đang hết sức bi đát? - Ảnh 1.

Các doanh nghiệp kiến nghị cần sớm có giải pháp hiệu quả chống buôn lậu mía đường. Ảnh: Linh Anh

Trong bối cảnh ngành mía đường đang chịu nhiều sức ép từ tình trạng gian lận thương mại, buôn lậu đường ngày càng gia tăng và khó thể kiểm soát, việc gia nhập và thực thi Hiệp định ATIGA sẽ càng tạo ra những áp lực rất lớn đối với ngành mía đường.

"Gian lận thương mại, đường lậu từ Thái Lan đã gây tổn thất cho ngành mía đường Việt Nam trong thời gian dài và nghiêm trọng. Hơn 2 năm vừa qua, việc gian lận thương mại, buôn lậu quy mô lớn đã khiến cho 1/3 các nhà máy đường Việt Nam đóng cửa, nhiều cánh đồng mía bỏ hoang vì thua lỗ" – ông Trương Văn Ba, Phó chánh văn phòng thường trực, Ban chỉ đạo 389 quốc gia, nhận xét.

Tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép mặt hàng đường qua biên giới vẫn tiếp tục diễn ra theo chiều hướng phức tạp, có xu hướng tăng. Đường nhập lậu vào Việt Nam chủ yếu xuất phát từ Thái Lan, qua Campuchia vào biên giới các tỉnh Tây Nam rồi đưa vào thị trường tiêu thụ.

Ông Trương Văn Ba cũng cho biết hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép mặt hàng đường cát Thái Lan trên các địa bàn trọng điểm nêu trên diễn biến phức tạp và ngày càng gia tăng, phương thức hoạt động tinh vi. Khi bị lực lượng chống buôn lậu phát hiện bắt giữ, các đối chống trả quyết liệt, vứt hàng bỏ chạy hoặc sử dụng bộ hồ sơ mua đấu giá đường hợp pháp để hợp thức hóa hàng lậu đối phó với các lực lượng chức năng khi bị kiểm tra… khiến việc bắt giữ, xử lý các đối tượng vi phạm rất khó khăn.

Tại hội nghị, nhiều doanh nghiệp cho rằng ngành mía đường trong nước sẵn sàng hội nhập và không lo cạnh tranh khi vào ATIGA nhưng cần nhà nước hỗ trợ các giải pháp để hoạt động chống buôn lậu, hàng giả hiệu quả và cạnh tranh sòng phẳng với hàng ngoại trên sân nhà.

Theo số liệu của các lực lượng chức năng, từ năm 2018 đến hết 9 tháng đầu năm 2019, các lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý 876 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính trên 1 tỉ đồng, thu giữ hơn 3.000 tấn đường vi phạm trị giá trên 12,5 tỉ đồng. Các hành vi vi phạm chủ yếu là vận chuyển, kinh doanh đường nhập lậu; vi phạm về nhãn hàng hóa, đường không rõ nguồn gốc xuất xứ…


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo