xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhập khẩu - lắp ráp ô tô cãi nhau, Bộ Tài chính tăng thu hàng ngàn tỉ đồng

Theo Thanh Hương (Báo Đầu tư)

Chiều nay (27-5), Bộ Tài chính sẽ có cuộc đối thoại với các doanh nghiệp ô tô liên quan đến việc thay đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng ô tô.

Giá nào?

Chưa rõ kết quả cuộc đối thoại sẽ ra sao, nhưng có thể thấy, dự thảo thay đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt như đề xuất của Bộ Tài chính đang gây ra tranh cãi giữa các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô nguyên chiếc và các doanh nghiệp lắp ráp ô tô.

Cần phải nhắc lại là Hiệp hội các nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA) trong khoảng 2 năm gần đây đã liên tục kiến nghị tại nhiều diễn đàn việc chưa công bằng trong tính thuế tiêu thụ đặc biệt giữa ô tô nhập khẩu và ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, gây bất lợi cho sản xuất ô tô tại Việt Nam.

Theo VAMA, dù cùng áp dụng mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt, nhưng do thời điểm tính thuế tiêu thụ đặc biệt khác nhau, nên ô tô nhập khẩu nguyên chiếc có lợi thế hơn so với ô tô cùng phân khúc, nhưng lắp ráp tại Việt Nam. Sở dĩ có chênh lệch này là bởi thời điểm áp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô nhập khẩu là ở ngay khâu nhập khẩu, với giá CIF, chưa có các chi phí xây dựng hệ thống bán hàng, tiếp thị.

Trong khi đó với ô tô lắp ráp trong nước là ở giá bán buôn cho đại lý, nghĩa là đã có đủ các chi phí tiếp thị, xây dựng hệ thống bán hàng của doanh nghiệp ô tô.

Theo tính toán, do thời điểm áp thuế khác nhau nên chênh lệch về giá thành của xe nhập khẩu và xe lắp ráp trong nước chênh lệch khoảng 5%, nghiên về xe nhập khẩu.

Dĩ nhiên là trong các diễn đàn có sự hiện diện của các các doanh nghiệp nhập khẩu, kiến nghị của VAMA về việc thay đổi cách tính thuế này thì đều bị các nhà nhập khẩu phản đối mạnh mẽ.

Trong góp ý gửi tới Bộ Tài chính ngày 18-5, đại diện các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô đã đề nghị giữ nguyên phương thức và giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt theo hướng dẫn hiện hành.

Lý do được các nhà nhập khẩu ô tô nguyên chiếc đưa ra là cách tính hiện nay tạo ra cạnh tranh công bằng cho tất cả các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô chính hãng cũng như các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước. Đồng thời không gây những khó khăn không cần thiết cho doanh nghiệp.

Bộ Tài chính tăng thu hàng ngàn tỉ đồng

Trong đề nghị ngày 8-5 gửi tới góp ý với Bộ Tài chính, VAMA đã đề xuất cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt mới. Theo đó, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của xe lắp ráp trong nước kể từ năm 2016 sẽ là từ giá bán buôn hiện nay sang giá xuất xưởng. Đề xuất này được hiểu là trừ hết đi phần thuế tiêu thụ đặc biệt đánh trên các chi phí bán hàng, xây dựng hệ thống, tiếp thị của nhãn hiệu, vốn đang được cộng gộp vào trong giá bán buôn để tính thuế tiêu thụ đặc biệt như hiện nay.

Còn từ năm 2018, giá tính thuế cho xe lắp ráp trong nước sẽ là 80% giá xuất xưởng. Nguyên do chi phí sản xuất ô tô ở Việt Nam đang cao hơn 20% so với các nước ASEAN khác. Do vậy khi thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ ASEAN về 0% vào năm 2018, khoản chênh lệch 20% chi phí sản xuất sẽ khiến cho sản xuất tại Việt Nam gặp khó khăn so với xe nhập khẩu nguyên chiếc và duy trì sản xuất tại Việt Nam.

Trả lời báo giới mới đây, ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính cho hay, theo VAMA, thông thường, giá tính thuế với xe nhập khẩu chỉ bằng 80% so với xe sản xuất lắp ráp trong nước.

Chưa biết cuối cùng Bộ Tài chính sẽ chọn phương án giá nào để tính thuế. Tuy nhiên, nếu mức giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt với xe lắp ráp giữ nguyên như hiện hành, còn xe nhập khẩu được tính lên cho “cân bằng” với xe lắp ráp, nguồn thu cho ngân sách “bỗng nhiên” được hưởng bổ sung thêm hàng ngàn tỉ đồng.

Theo thống kê hải quan, năm 2014, cả nước nhập khẩu 31.566 xe du lịch dưới 9 chỗ ngồi với trị giá 363 triệu USD. Còn từ đầu năm nay tới ngày 15-5 là 14.047 xe dưới 9 chỗ ngồi với giá trị 164 triệu USD.

Giả định lượng xe nhập khẩu năm 2016 loại từ 9 chỗ ngồi trở xuống với trị giá 363 triệu USD (tương đương như năm 2014), thuế nhập khẩu là 40%, thuế tiêu thụ đặc biệt bình quân là 50%, thuế giá trị gia tăng là 10% và giá tính thuế không chỉ dừng ở trị giá khai báo mà còn bao gồm một số chi phí bán hàng trong nội địa nữa (được tính đủ 100% chứ không còn là bằng 80% như dẫn chứng của VAMA nói trên), ngân sách sẽ có thể thu thêm 100 triệu USD, tương đương hơn 2.000 tỉ đồng từ ô tô nhập khẩu, so với cách đang áp dụng hiện nay.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo