xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhật Bản đứng đầu danh sách xuất khẩu phế liệu vào Việt Nam

Minh Chiến

(NLĐO)- Chỉ tính nửa đầu năm 2018, Nhật Bản đã xuất khẩu hơn 1 triệu tấn phế liệu các loại sang Việt Nam, chiếm khoảng 20% tổng số phế liệu trị giá 1,2 tỉ USD nhập vào nước ta.

Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), trong 6 tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã nhập khẩu gần 4,1 triệu tấn phế liệu bao gồm: nhựa phế liệu, giấy phế liệu và sắt thép phế liệu. Tổng giá trị số phế liệu nhập khẩu khoảng hơn 1,2 tỉ USD, trong đó sắt thép phế liệu chiếm hơn 958 triệu USD.

Ông Trần Đức Hùng, Phó Chánh Văn phòng Tổng cục Hải quan, cho biết trong 6 tháng đầu năm có 240 doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu. 

Cũng theo ông Hùng, các thị trường chính xuất khẩu phế liệu nhựa, giấy, sắt thép vào Việt Nam gồm Thái Lan, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... Trong đó, chiếm tỉ trọng cao nhất là Nhật Bản, kế đến là Mỹ.

Ngoài ra, nguồn phế liệu vào Việt Nam còn đến từ các thị trường như Đài Loan, Đức, Bỉ, Úc, Lào.

Nhật Bản đứng đầu danh sách xuất khẩu phế liệu vào Việt Nam - Ảnh 1.

Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường làm việc tại cảng Cát Lái về việc giải quyết hàng phế liệu tồn đọng - Ảnh: Sơn Nhung

Theo số 6 tháng đầu năm của Tổng cục Hải quan, Nhật Bản đã xuất khẩu phế liệu nhựa vào Việt nam chiếm tỉ trọng 24,8%, phế liệu giấy chiếm 39,6%, phế liệu sắt thép chiếm 29,7%.

Như vậy, toàn bộ số phế liệu Nhật Bản xuất khẩu Việt Nam trong nửa đầu năm 2018 là trên 1 triệu tấn trong tổng số gần 4,1 triệu tấn từ tất cả các thị trường trên thế giới.

Trog khi đó, ông Âu Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Giám sát quản lý (Tổng cục Hải quan), cho biết hiện đang tồn 3.579 container phế liệu tại cảng Cát Lái (TP HCM) và 1.485 container tại cảng Hải Phòng. Chiếm phần lớn trong số này đều là các container đã tồn quá 90 ngày.

Theo ông Tuấn, đối với hàng hóa là phế liệu đang tồn đọng tại các cảng, cơ quan hải quan tiến hành rà soát, phân loại và xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu quá 90 ngày kể từ ngày đến cửa khẩu nhưng không có người đến nhận thì chủ phương tiện vận tải, người điều khiển vận tải hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền phải vận chuyển hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo