xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều doanh nghiệp đăng ký khống xuất khẩu cá tra

Theo TRUNG HIẾU (Pháp luật TPHCM)

Thị trường nhập khẩu thủy sản đang bão hòa, vì vậy các doanh nghiệp nên tìm cách nâng cao giá trị, chất lượng hàng xuất khẩu

Cá tra đang là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam khi năm 2008 kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt 1,6 tỉ USD. Tuy vậy, theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) nếu trong năm 2009, bộ, ngành không quản lý chặt doanh nghiệp thủy sản, còn để người nuôi cá “tự bơi” thì sẽ gây ra tình trạng thừa-thiếu nguyên liệu như trong thời gian qua.

Không thể đủ nguyên liệu

Nhìn vào con số các doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu cá tra trong năm 2009, ông Dương Ngọc Minh - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hùng Vương cảm thấy... choáng! Mới chỉ có 33 đơn vị đăng ký mà lượng cá chế biến năm 2009 ước tính đã là 1,7 triệu tấn. Nếu tất cả 57 nhà máy đăng ký, con số này không dưới 2,5 triệu tấn. Theo ông Minh, với con số 2,5 triệu tấn sẽ là “thảm họa” mới cho con cá tra Việt Nam vì nguy cơ thừa nguyên liệu. Ngay như Hùng Vương là một doanh nghiệp xuất khẩu xếp vào hàng lớn nhất nước thì trong năm 2009 dự kiến cũng giảm hàng xuất khẩu. Ông Minh cho biết giảm xuất khẩu không phải vì công suất nhà máy không đủ năng lực mà do không biết tìm đâu cho đủ nguyên liệu.

Điều đáng nói là nhìn vào con số đăng ký có thể thấy nhiều doanh nghiệp đăng ký khống nếu căn cứ vào thực lực của doanh nghiệp. Tại nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhiều doanh nghiệp rầm rộ mở rộng sản xuất, xây dựng thêm nhiều nhà máy trong khi chưa chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào.

Ông Ngô Phước Hậu, Chủ tịch Ủy ban Cá nước ngọt thuộc VASEP, cho biết nuôi cá tra đòi hỏi rất nhiều vốn nhưng với việc tín dụng bị siết chặt như hiện nay thì người nuôi ngày càng gặp khó. Đầu năm 2008 và cả năm 2007 là quãng thời gian cá tra phát triển quá nóng, mức tăng trưởng 40%-50% nhưng kể từ khi chính sách tín dụng bị siết chặt, lãi suất ngân hàng tăng thì nhiều người nuôi đã lỗ và nhiều người đã bỏ ao. Theo ông Hậu, chính vì lý do người nuôi, doanh nghiệp thiếu vốn nên năm 2009, con cá tra khó có cơ hội phát triển mạnh như năm 2008. Vì vậy, doanh nghiệp đăng ký sản lượng năm 2009 phải có cơ sở cụ thể (căn cứ vào công suất nhà máy, kết quả xuất năm 2008, giải trình mức độ tăng trưởng...), không thể cảm tính và trên hết là phải có trách nhiệm.

Theo ông Hậu, nếu không tính kỹ, cứ để cho doanh nghiệp đăng ký lượng hàng xuất khẩu thế nào cũng được thì rất dễ dẫn đến việc thiếu-thừa nguyên liệu.

Cần nâng cao chất lượng xuất khẩu

Ông Dương Ngọc Minh cho rằng nên giữ nguyên sản lượng cá nuôi như năm 2008, tức khoảng 1,3 triệu tấn, tương đương giá trị kim ngạch xuất khẩu 1,6 tỷ USD và các địa phương không nên khuyến khích doanh nghiệp mở rộng, xây dựng thêm nhà máy mới.

Để tránh việc nguyên liệu cá tra lúc thiếu, lúc thừa như hiện nay, bà Trần Thị Miêng - Phó Cục trưởng Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối kiến nghị Bộ NN&PTNT sớm công bố quy hoạch vùng nuôi. Các địa phương có trách nhiệm chỉ đạo nuôi cá và phát triển cơ sở chế biến theo đúng quy hoạch.

Theo bà Miêng, doanh nghiệp nên chủ động đưa ra kế hoạch tiêu thụ sản phẩm nuôi cá hàng năm. Đồng thời trên cơ sở kế hoạch tiêu thụ, các doanh nghiệp cần chủ động trong việc ký kết hợp đồng với người nuôi, bao tiêu sản phẩm nhằm kiểm soát sản lượng và đảm bảo chất lượng nguyên liệu cá cho chế biến.

Ông Lương Lê Phương - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT khẳng định sản lượng nuôi năm tới ngang bằng năm 2008 là tốt nhất. Nếu tăng sản lượng lên rất khó kiếm thị trường bởi thị trường đang bão hòa. Theo ông Phương, không nên chạy theo số lượng mà doanh nghiệp phải tìm cách nâng cao giá trị, chất lượng hàng xuất khẩu.

Tiến tới đây, Bộ NN&PTNT sẽ đề ra giá sàn xuất khẩu, doanh nghiệp nào không đáp ứng đủ yêu cầu thì không được tham gia. Bên cạnh đó, doanh nghiệp thống nhất nâng giá xuất khẩu cá tại các thị trường để chủ động phòng tránh rủi ro.

Theo ông Phương, đây chính là thời gian chấn chỉnh và tổ chức lại vùng nguyên liệu cho phù hợp từng thị trường. Vì vậy, doanh nghiệp và người nuôi phải ngồi lại với nhau và cùng nhìn lại, bắt tay liên kết chứ không thể phát triển riêng lẻ như thời gian qua.

Bên cạnh việc quy hoạch lại vùng nuôi, Bộ NN&PTNT cũng sẽ kiểm tra tất cả nhà máy chế biến thức ăn thủy sản và cơ sở sản xuất giống. Vừa qua, khi kiểm tra đột xuất nhiều mẫu thức ăn không đạt hàm lượng đạm theo quy định.

Cần theo dõi sát vụ kiện chống bán phá giá cá tra

Bà Trần Thị Miêng, Phó Cục trưởng Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối, cho biết vụ kiện chống bán phá giá cá tra vào Mỹ đã đến thời hạn đề nghị xem xét kết thúc vụ kiện. Theo đó, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra đã gửi đơn tới Ủy ban Thương mại quốc tế (ITC) của Mỹ. Bộ NN&PTNT đề nghị VASEP tiếp tục theo dõi, thông tin kịp thời để các bộ, ngành phối hợp hỗ trợ khi cần. Đồng thời đề nghị các doanh nghiệp chủ động xúc tiến tận dụng cơ hội tăng cường xuất khẩu cá vào thị trường Mỹ nếu ITC có kết luận thuận lợi cho Việt Nam.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo