xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều “ông lớn” cổ phần hóa

PHƯƠNG ANH

Năm nay, Vietnam Airlines, Vinatex và Viglacera sẽ bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), trong đó Vietnam Airliens sẽ bán nhiều hơn dự kiến ban đầu

Sau khi hàng loạt “ông lớn” lỗi hẹn cổ phần hóa (CPH) năm 2012 thì năm nay, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines - VNA) và hàng chục tổng công ty thuộc Bộ GTVT, Bộ Xây dựng sẽ bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO).
 
img
Đối với Vinatex, vấn đề dư luận quan tâm là liệu Nhà nước có nắm cổ phần chi phối.
Trong ảnh: Sản xuất hàng xuất khẩu tại Tổng Công ty CP May Việt Tiến - Vinatex
Ảnh TẤN THẠNH

Bán vốn nhiều hơn dự kiến

Theo đề án tái cơ cấu vừa được Chính phủ phê duyệt, VNA sẽ IPO với tỉ lệ phần vốn Nhà nước nắm giữ là 65% - 75% vốn điều lệ (vốn điều lệ của VNA là 8.942 tỉ đồng). Như vậy, VNA phải bán vốn nhiều hơn so với mức dự kiến ban đầu vì trước đây VNA đề xuất giữ lại 70% - 80% vốn Nhà nước. Sau CPH, VNA có quy mô 1 công ty mẹ, 9 đơn vị phụ thuộc và 26 công ty con hạch toán độc lập.
 
Trong đó, công ty mẹ chỉ nắm 100% vốn điều lệ tại Công ty TNHH một thành viên Kỹ thuật máy bay. Với những lợi ích do CPH đem lại, dự kiến đến năm 2015, VNA đạt doanh thu từ vận tải hàng không 43,5 tỉ USD; lợi nhuận trước thuế 1,08 tỉ USD. Cùng với VNA, có 9 tổng công ty quan trọng của Bộ GTVT được CPH với yêu cầu được Bộ trưởng Đinh La Thăng đặt ra là phải hoàn thành tiến độ, nếu không thì sẽ “trảm” tướng.
 
Cuộc IPO khác được giới đầu tư mong đợi là của Vinatex. Thông tin mới nhất về tiến độ CPH Vinatex là các đơn vị thành viên đã CPH xong, riêng công ty mẹ sẽ tiến hành vào tháng 6-2013. Vấn đề được dư luận chú ý là Nhà nước có nắm giữ cổ phần chi phối hay không, đến nay vẫn chưa có nhiều thông tin.
 
Về khả năng này, lãnh đạo Vinatex cho biết cổ tức của ngành dệt may là 12% - 15%/năm, cao hơn so với nhiều lĩnh vực khác. Nếu để vốn ở Vinatex vẫn có lợi thì không nhất thiết phải xã hội hóa. Hơn nữa, cũng cần có một số doanh nghiệp Nhà nước hoạt động hiệu quả để làm mẫu về quản trị, phương thức kinh doanh.

Tháng 9-2013, Tổng Công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng (Viglacera) cũng thực hiện IPO với tỉ lệ bán ra công chúng khoảng 20%. Một lãnh đạo của Viglacera cho biết nếu thị trường khó khăn, có thể chấp nhận bán được tỉ lệ thấp để doanh nghiệp chuyển đổi hoạt động sang mô hình cổ phần. Viglacera có đặc thù là công ty mẹ kinh doanh và đầu tư hiệu quả, chiếm tỉ trọng lớn hỗ trợ cho các công ty con nên việc CPH tổng công ty mẹ sẽ có thuận lợi. Năm 2012, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Viglacera là 121 tỉ đồng thì riêng lợi nhuận của công ty mẹ là 400 tỉ đồng.

TS Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, nhận định tín hiệu IPO của VNA và Vinatex rất tốt cho TTCK và sẽ tạo hàng hóa hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước, làm gia tăng lượng hàng vì bản thân trong các doanh nghiệp này, nhất là VNA, có một số ngành hàng tốt (như cung ứng xăng dầu, suất ăn trên máy bay...).

Sẽ đúng hẹn?

Nút thắt quan trọng làm chậm quá trình IPO của VNA là chọn nhà tư vấn ngoại đến nay đã được tháo gỡ. Ông Phạm Viết Thanh, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn VNA, cho biết hiện nay, VNA đã chọn nhà tư vấn quốc tế là liên danh nhà thầu Morgan Stanley và Citygroup. Nhà thầu này không bỏ giá chi phí cao mà yêu cầu nếu giao dịch thành công thì hưởng phí giao dịch, tạo cơ hội để VNA tổ chức CPH thành công. Thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp của VNA là ngày 1-4-2013 để tiến hành IPO theo đúng kế hoạch.

Theo TS Sơn, tiến độ CPH các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đòi hỏi sức cầu cao của thị trường nên năm 2012, IPO nhiều doanh nghiệp lớn không thành công, đăng ký lịch đấu giá nhưng phía bỏ thầu không tham gia, buộc phải hủy. Đầu năm nay, TTCK đã có khởi sắc, nếu thị trường ấm lên, IPO của VNA và Vinatex sẽ thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo nguồn cung lớn cho thị trường.

Việc IPO các “ông lớn” vào thời điểm kinh tế suy giảm như hiện nay khiến dư luận lo ngại sẽ có nguy cơ thâu tóm, làm thất thoát vốn Nhà nước thông qua bán vốn rẻ. Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng bài toán này có thể đặt ra trong bất cứ trạng thái nào của thị trường.
 
 Lúc thị trường xấu, doanh nghiệp muốn bán 10 đồng/cổ phiếu thì chỉ bán được 8 đồng nhưng việc chọn lựa nhà đầu tư chiến lược sẽ thận trọng hơn, sự tham gia của nhà đầu cơ ngắn hạn cũng ít hơn. Còn bán vốn khi thị trường tăng trưởng cao, nhiều nhà đầu tư tranh mua dễ dẫn đến vi phạm, bán “non” giá.
 

“Giai đoạn CPH trước đây rất coi trọng tìm kiếm thặng dư vốn trong các đợt bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng. Nhưng hiện nay, bối cảnh kinh tế đã khác, cần xử lý hài hòa cơ chế để sớm tìm được cổ đông chiến lược tốt, đẩy nhanh tiến độ CPH doanh nghiệp Nhà nước. Như vậy, lợi ích của doanh nghiệp có thể giảm nhưng lợi ích đem lại từ CPH là lợi ích lớn của cả nền kinh tế”- TS Vũ Đình Ánh nói.


 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo