xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều tiềm năng kinh doanh ở Nhật

Bài và ảnh: Dương Ngọc

Tại Hội thảo Xúc tiến đầu tư, mở rộng kinh doanh với thị trường Nhật Bản tổ chức ngày 5-7 ở Hà Nội, ông Vũ Văn Chung, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết dù tiềm năng hợp tác còn nhiều, hợp tác đầu tư vào Nhật Bản của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam còn rất khiêm tốn.

Đến nay, Việt Nam có 35 dự án đầu tư tại Nhật Bản, tổng vốn đầu tư đạt 6,6 triệu USD. Nhật Bản đứng vị trí 45/68 quốc gia, vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư của DN Việt Nam. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu là thông tin - truyền thông, khoa học và công nghệ; bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, du lịch, dịch vụ lưu trú, nhà hàng; cơ sở chế biến, chế tạo.

Các đại biểu trao đổi bên lề hội thảo
Các đại biểu trao đổi bên lề hội thảo

Theo ông Chung, số lượng dự án đầu tư sang Nhật Bản chưa nhiều, quy mô đầu tư còn nhỏ nhưng các dự án hoạt động đem lại hiệu quả khá tốt, nhất là lĩnh vực công nghệ thông tin, sản xuất phần mềm… đem lại giá trị gia tăng cao và góp phần nâng cao năng lực cho các kỹ sư, cử nhân công nghệ thông tin của Việt Nam.

Ông Shigeki Maeda, Phó Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO), cho biết Nhật sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các DN Việt Nam đầu tư làm ăn tại Nhật. Trung tâm hỗ trợ DN đầu tư Nhật Bản (IBSC) có dịch vụ tư vấn cho các DN miễn phí, các chuyên gia sẽ tư vấn các bí quyết cần thiết để thành lập văn phòng đại diện tại Nhật (về tư vấn pháp luật, chi phí kinh doanh, cơ chế thị trường, tập quán thương mại, bảo đảm nhân lực, thông tin bất động sản). Trung tâm sẽ cho DN mượn văn phòng tạm thời miễn phí trong thời gian thực hiện các thủ tục thành lập văn phòng kinh doanh tại Nhật miễn phí trong 2 tháng tại 6 thành phố của Nhật Bản cho các DN Việt Nam.

Ông Atsusuke Kawada, Trưởng đại diện Văn phòng JETRO Hà Nội, đánh giá hiện các DN đầu tư sang Nhật chưa nhiều song đã có sự thành công nhất định, DN thành công nhất là FPT, ngoài ra có các văn phòng đại diện của các DN nhỏ hơn cũng đang có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh.

Với các DN muốn mở rộng đầu tư sang Nhật, ông Atsusuke Kawada lưu ý giá đồng yen hiện đang tăng, Nhật Bản có dân số già, nguồn lao động thiếu, chi phí nhân công cao. Khi DN Việt Nam đầu tư sang Nhật Bản cần cân nhắc những yếu tố này. Khi lập văn phòng đại diện kinh doanh tại Nhật, việc tuyển dụng các kỹ sư, lao động Nhật Bản rất khó, đặc biệt là kỹ sư công nghệ thông tin mức lương rất cao. DN Việt Nam nên đào tạo tiếng Nhật cho các kỹ sư trẻ của mình rồi chuyển sang Nhật làm việc.

Các DN Việt Nam nên đầu tư vào những ngành thế mạnh của Việt Nam mà Nhật Bản đang thiếu hoặc không có. Ngoài lĩnh vực mà Việt Nam và Nhật Bản hiện đang hợp tác rất tốt là công nghệ thông tin còn những lĩnh vực khác như ngành du lịch, hợp tác xuất khẩu lao động, chăm sóc y tế… Ngoài ra, lĩnh vực nông nghiệp của Nhật Bản thiếu nguồn lao động nên có nhu cầu tuyển dụng lao động sang làm việc trong lĩnh vực này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo