xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nóng bỏng giá và phí

Tô Hà

Nếu thả nổi giá xăng RON 95 có thể khiến mặt hàng này tăng giá, tạo rào cản cho kinh tế - xã hội

Tại hội thảo "Diễn biến thị trường giá cả ở Việt Nam năm 2017 và dự báo 2018" do Viện Kinh tế Tài chính (Học viện Tài chính, Bộ Tài chính) tổ chức ở Hà Nội ngày 9-1, ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội, cho rằng thách thức của năm 2018 không phải là giá cả mà là sự cạnh tranh của hàng Việt trên thị trường trong nước.

Phải bỏ khái niệm "bình ổn giá"

Ông Phú dẫn chứng trên các kênh phân phối nội địa ngày càng tràn ngập hàng Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… Đặc biệt, hàng Thái đang có mức độ thâm nhập mạnh cả ở sản xuất, phân phối hàng hóa vào thị trường Việt Nam. Chỉ có 100/700 điểm siêu thị trên cả nước nhưng các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài chiếm trên 50% thị phần bán lẻ vì một điểm bán của họ gấp 5-7 lần siêu thị Việt Nam.

Việc xây dựng được kênh phân phối cho hàng Việt lại đang là một thách thức bởi các nhà bán lẻ chưa có được quan hệ "tử tế" với nhà sản xuất nội. Chi phí đưa hàng vào siêu thị chiếm tới 30%, lại còn chậm thanh toán 40-45 ngày. "Trứng gà B.H phải nhét dưới gầm quầy vì không có phong bì, tôi có tài liệu về việc ép giá đó. Chúng ta tự hại nhau đến 70%, còn nước ngoài chỉ ép 30% thôi" - ông Phú nhận xét. Theo ông Phú, cần phải bỏ khái niệm "bình ổn giá" bởi trong thực tế, đó là nơi cho nhóm lợi ích xâu xé, đưa hàng bình ổn ra thị trường giá vẫn cao.

Nóng bỏng giá và phí - Ảnh 1.

Chuyên gia cảnh báo nếu thả nổi giá xăng RON 95 có thể tác động không tốt đến kinh tế, xã hội - Ảnh: TẤN THẠNH

Đề cập tới vấn đề nhóm lợi ích thao túng giá, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long liên tưởng tới câu chuyện điều hành giá xăng, giá điện. Ông Long phân tích Quyết định 24 của Chính phủ và Nghị định 83 vẫn cho phép DN được tự quyết định giá bán điện, giá xăng trong chừng mực giá đầu vào biến động nhỏ là vi phạm Luật Giá. Bởi đây là 2 mặt hàng thị trường chưa thực sự cạnh tranh, vẫn có DN/nhóm DN giữ thị phần chi phối. Tuy nhiên, trong đợt điều chỉnh giá xăng dầu ngày 4-1, Bộ Công Thương không công bố giá cơ sở xăng RON 95 vì cho rằng mặt hàng này "không phổ biến" vì đã có xăng E5 sử dụng đại trà. Sau đó, các DN xăng dầu đã tự ý công bố giá xăng RON 95 tăng 810 đồng/lít, vượt mốc 20.000 đồng/lít, cao hơn gần 2.000 đồng/lít so với xăng E5.

Chuyên gia này cảnh báo nếu thả nổi giá xăng RON 95 có thể khiến mặt hàng này tăng giá, tạo rào cản cho kinh tế, xã hội. "Thể chế quản lý trong kinh tế thị trường không bao giờ cho DN định giá khi thị trường chưa thực sự cạnh tranh, dù ở biên độ hẹp. Vì sao lại thế, đằng sau có nhóm lợi ích không?" - ông Ngô Trí Long đặt vấn đề.

Đề nghị giảm phí BOT

Theo Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính, lạm phát năm 2018 dự báo sẽ chịu ảnh hưởng trước hết bởi lộ trình điều chỉnh giá các dịch vụ do nhà nước quản lý. Đó là giá dịch vụ khám chữa bệnh (còn khoảng 18 địa phương chưa tăng giá dịch vụ khám chữa bệnh cho người không có BHYT), ước tổng tác động vào CPI khoảng 0,17%. Giá nhóm dịch vụ giáo dục sẽ tiếp tục tăng 8%-10% trong năm 2018, tác động khoảng 0,3% vào CPI chung. Giá điện tăng 6,08% từ ngày 1-12-2017 dự kiến tác động lên mặt bằng giá năm 2018 khoảng 0,1%. Giá xăng dầu trong nước tăng khoảng 5%-15% cũng tác động vào CPI chung khoảng 0,28%-0,64%. Việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng và mức lương cơ sở năm 2018 dự kiến làm tăng giá khoảng 5% với một số loại dịch vụ.

Để kiềm chế lạm phát ở mức dưới 4% như chỉ tiêu Quốc hội cho phép, Cục Quản lý giá đề nghị Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu trong nước theo quy định, sử dụng hợp lý Quỹ Bình ổn giá với liều lượng thích hợp giúp kiểm soát mặt bằng giá chung, có kịch bản ứng phó phù hợp nếu giá xăng dầu tiếp tục lên cao trong thời gian tới, nhất là trong các thời điểm trước, trong và sau Tết để tránh ảnh hưởng đến kỳ vọng về lạm phát.

Bộ Giao thông Vận tải sớm hoàn thành việc đàm phán với nhà đầu tư, ngân hàng để thực hiện điều chỉnh giảm mức giá dịch vụ đường bộ BOT đối với các trạm đã có giá trị quyết toán đến thời điểm hiện nay. Khẩn trương rà soát, giải quyết những bất cập của các trạm BOT.

Xem xét giảm lãi suất

Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Thẩm định giá Việt Nam, đề nghị tiếp tục có giải pháp hỗ trợ giảm chi phí cho DN, cắt giảm thuế theo lộ trình cam kết, cắt giảm phí, lệ phí đang có nhiều bất hợp lý. Đồng thời, tiếp tục xem xét giảm lãi suất phù hợp với lạm phát và bình ổn tỉ giá.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo