xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Thanh toán không tiền mặt để chống tham nhũng

Thái Phương – Thy Thơ

(NLĐO) – Thanh toán không tiền mặt phát triển sẽ tạo minh bạch trong hoạt động của người dân, doanh nghiệp, nền kinh tế hướng đến mục tiêu công khai, góp phần chống tham nhũng, kể cả tham nhũng vặt, phòng chống rửa tiền và tội phạm kinh tế...

Đây là nhận xét của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại hội thảo Xã hội không tiền mặt, chính sách và thực tiễn tại Việt Nam, do Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Bộ Thông tin - Truyền thông và Báo Tuổi Trẻ tổ chức ngày 11-6 tại TP HCM.

"Trên chuyến bay vào TP HCM dự sự kiện này, tôi có đọc thông tin thấy phụ huynh đi rất xa để nộp tiền học bán trú cho con, thậm chí phải đến xếp hàng chờ rất lâu, rất bất tiện, lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc. Do đó, thanh toán không tiền mặt nếu được thúc đẩy sẽ giảm chi phí cho người dân" – Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói.

Có NH thương mại hiện gần 100% doanh thu và lợi nhuận chủ yếu đến từ hoạt động tín dụng, trong khi đó những dịch vụ đem lại giá trị gia tăng, lợi nhuận cao từ phi tín dụng lại chưa được thúc đẩy.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Thanh toán không tiền mặt để chống tham nhũng - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trao đổi với doanh nghiệp bên lề hội thảo. Ảnh: Linh Anh

Theo Phó Thủ tướng, dù đã làm được nhiều việc nhưng lộ trình thanh toán không tiền mặt mới là bước đầu, cần phải làm nhiều việc, phải phổ cập, chỉ đạo phát triển tài chính toàn diện. Thu thuế qua mạng rất tốt nhưng hàng triệu người ở nông thôn không được phục vụ thì cũng không đạt yêu cầu.

Hiện tỉ lệ thanh toán không tiền mặt mới chiếm khoảng 14% trên tổng phương tiện thanh toán ở Việt Nam, trong khi tại Hàn Quốc tỉ lệ này đạt trên 80% với hơn 3,5 triệu điểm thanh toán POS, 64,5 triệu giao dịch/52 triệu dân/ngày. Mỗi ngày hơn 1 người dân Hàn Quốc thanh toán qua các kênh điện tử...

Số liệu của NHNN, đến cuối tháng 4-2019, trên toàn quốc có hơn 18.700 ATM (tăng tương ứng 4,25% so với cùng kỳ năm ngoái) và hơn 266.700 máy POS được lắp đặt tại hầu hết cơ sở, chuỗi phân phối, bán lẻ, khách sạn lớn, đang mở rộng đến các đơn vị cung cấp dịch vụ công (cơ sở y tế, bệnh viện, trường học,...).

Việc mở và sử dụng tài khoản của cá nhân tiếp tục tăng lên, đến cuối tháng 3-2019 đã tăng 15,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Phát triển dịch vụ tài khoản cá nhân góp phần thu hút vốn nhàn rỗi từ mọi tầng lớp dân cư và là điều kiện tiên quyết để tạo mở rộng dịch vụ thanh toán không tiền mặt. Số lượng và giá trị giao dịch thẻ tiếp tục tăng, thanh toán điện tử qua Internet, điện thoại di động tăng vọt.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Thanh toán không tiền mặt để chống tham nhũng - Ảnh 2.

Khách hàng tham quan tại các gian hàng trong khuôn khổ hội thảo. Ảnh: T.X

Không thể phủ nhận những lợi ích của thanh toán không tiền mặt nhưng theo Phó thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh, xã hội không tiền mặt cũng có những vấn đề quan ngại trước rủi ro tiềm ẩn về tính bảo mật, an toàn dữ liệu, an ninh mạng... Đây là điều mà các cơ quan quản lý của Việt Nam cần lưu tâm trong quá trình hoạch định, triển khai các chính sách hướng tới một xã hội không dùng tiền mặt. Đồng thời, với quan điểm khách hàng là trọng tâm nên việc đẩy mạnh áp dụng công nghệ phải bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống trong ngành NH, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng.

Chẳng hạn, trong lĩnh vực y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết hằng năm Bộ đều chỉ đạo các đơn vị hạn chế sử dụng tiền mặt mà phải thực hiện việc quản lý thu, chi qua hệ thống Kho bạc Nhà nước hoặc NH thương mại theo quy định; trả lương, phụ cấp cho cán bộ, nhân viên qua tài khoản.

Do tỉ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế khá cao, khoảng 87,72% dân số nên 70% tổng số thu dịch vụ sự nghiệp công của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phần thanh toán BHYT là chuyển khoản về tài khoản của đơn vị tại Kho bạc Nhà nước.

"Hiện nay, 100% các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế thực hiện Đề án nhờ NH thu hộ tiền mặt hoặc chủ động chuyển tiền gửi Kho bạc Nhà nước. Có rất ít đơn vị thực hiện đề án thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bằng thẻ mà mới chỉ có một số đơn vị lớn như Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai. Dù vậy, tại các đơn vị này, tỉ lệ người dân tham gia thanh toán bằng thẻ so với đi nộp tiền mặt không nhiều" – ông Sơn nhìn nhận.

Thời gian tới, cơ quan quản lý cần tiếp tục rà soát để hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán, đặc biệt là ứng dụng các mô hình mới, phương thức mới làm cơ sở cho thanh toán điện tử thúc đẩy.

"Quan điểm của Chính phủ là cái gì chưa có hành lang pháp lý thì cho thí điểm. Bởi không có khung khổ pháp lý chung cho tất cả những kênh thanh toán, phương thức thanh toán ở các lĩnh vực" – Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhận xét.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo