xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Rẻ hơn vẫn ế - Vì sao?

Phương Nhung - Thanh Nhân

Theo Bộ Giao thông Vận tải, vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy nội địa chi phí chỉ bằng 25%-40% so với đường bộ, đường biển cũng rẻ hơn 15%-20% so với đường bộ. Còn cước vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt tuyến Hà Nội - Lào Cai chỉ bằng 60% đường bộ, tuyến TP HCM - Hà Nội chỉ bằng 50%...

Chi phí rẻ, cộng thêm năng lực còn dư thừa nhưng loại hình vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy, đường sắt vẫn không thu hút được doanh nghiệp (DN). Nguyên nhân là do năng lực xếp dỡ, trung chuyển container của các cảng biển, ga đường sắt, đường thủy còn hạn chế đã đẩy chi phí và thời gian trung chuyển hàng hóa lên cao.

Đã yếu còn phải xin - cho

Ông Lê Văn Tiến - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng, Giám đốc Công ty TNHH Vận tải Thương mại Hà Anh - cho rằng trên lý thuyết, phí đường bộ đắt hơn nhưng thực tế không phải như vậy. Cụ thể, với đường sắt, chi phí đầu tư phương tiện, khấu hao tài sản thấp, một toa tàu có thể kéo tới vài container hàng nặng trong khi đường bộ mỗi chuyến chỉ kéo được 1 container.

Với đường thủy, nếu công suất máy tương đương ô tô thì chở được lượng hàng nhiều nhất có thể bằng 10 ô tô trong khi tiêu hao nguyên vật liệu ít hơn, chi phí khấu hao cũng nhỏ hơn đường bộ. Tuy nhiên, cả 2 loại hình này đều phải qua khâu trung gian vận chuyển, bốc dỡ, trong khi đường nối từ cảng đến cảng, cảng đến kho chưa được xây dựng thuận tiện.

“Lý thuyết thì đường sắt, đường thủy giá rẻ hơn nhưng các chi phí khác lại đội giá thành lên không kém đường bộ; chưa kể do qua nhiều khâu trung gian chuyên chở, bốc xếp nên quản lý hàng hóa cũng rất phức tạp” - ông Tiến nói.

Cước vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt chỉ bằng 50%-60% đường bộ nhưng vẫn không thu hút được doanh nghiệp Ảnh: HỒNG ÁNH
Cước vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt chỉ bằng 50%-60% đường bộ nhưng vẫn không thu hút được doanh nghiệp Ảnh: HỒNG ÁNH

Ông Nguyễn Văn Lộc, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đường Biên Hòa, cho rằng với ngành mía đường, nếu vận chuyển được bằng đường thủy, đường sắt thì vô cùng thuận lợi. “Tuy nhiên, hiện nay vẫn phải dựa vào đường bộ là chính, một số khác vận chuyển bằng đường thủy, còn đường sắt thì không trông mong vì năng lực vận chuyển kém” - ông Lộc nói.

Ông Lộc kể DN ông đã từng đến đặt vấn đề vận chuyển mía đường với ngành đường sắt nhưng ngành này không nhận vì năng lực không chở nổi. Ngoài ra, các DN không hề dễ ký được hợp đồng vận chuyển bởi ngoài vấn đề năng lực thì còn ở cơ chế xin - cho làm khó DN.

Ông Lộc cũng cho biết nhiều tuyến vận chuyển dài từ Nam ra Bắc đã được chở bằng đường thủy và loại hình này có giá thấp nhất. Thế nhưng, đi bằng đường thủy còn phải tính đến việc vận chuyển hàng hóa từ kho ra cảng, bốc dỡ từ cảng đến nơi tiêu thụ nên giá tuy rẻ mà thành đắt.

Doanh nghiệp phải rất chủ động

Ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc Công ty Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (Vissan), cho biết lâu nay Vissan sử dụng song song vận tải đường bộ và đường sắt với tỉ lệ khoảng 6-4 để chuyển hàng ra miền Trung, miền Bắc. Do chi phí vận chuyển đi vào chi phí thực, từ khi Bộ Giao thông Vận tải siết chặt kiểm soát tải trọng xe, các nhà xe tăng giá, công ty tiết kiệm chi phí bằng cách giảm bớt số chuyến đi bằng đường bộ, tăng gửi hàng theo đường sắt (tỉ lệ khoảng 20%-80%). Tính trung bình, chi phí vận chuyển bằng đường sắt chỉ bằng 2/3 so với đường bộ.

Trước đây, việc gửi hàng theo đường sắt dễ dàng hơn, nay nhiều DN cùng “nhảy” qua đường sắt để giảm chi phí nên xảy ra tình trạng quá tải.

Theo ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Vinamit, vận chuyển bằng đường biển rẻ hơn đường bộ đến 50%. DN có thể khắc phục nhược điểm về thời gian vận chuyển bằng kế hoạch chặt chẽ. Tuy vậy, đối với DN phân phối những mặt hàng nhu yếu phẩm, hàng tươi sống có thời hạn sử dụng ngắn thì đường thủy, đường sắt không phải là lựa chọn khả thi.

Ông Văn Đức Mười cho rằng so sánh tính hiệu quả của đường sắt Việt Nam với các nước thì đường sắt Việt Nam quá tệ, không theo kịp nhu cầu phát triển kinh tế. “Vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy đều quan trọng, vấn đề là làm sao tạo sân chơi công bằng cho DN phát triển và quan trọng là giảm chi phí cho DN” - ông Mười nói.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 12-5

Kỳ tới: Thay đổi để lớn mạnh

Thiếu chuỗi cung ứng dịch vụ

Việt Nam có bờ biển trên 3.200 km với rất nhiều cảng biển, gần các tuyến hàng hải quốc tế và nằm trong vùng kinh tế năng động. Những năm qua, Chính phủ đã dành một phần lớn ngân sách và vốn ODA để đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải hàng hóa và dịch vụ logistics phát triển. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng kết nối giữa cảng biển và vùng tập trung hàng hóa còn yếu. Các đơn vị kinh doanh chưa quan tâm đến việc xây dựng chuỗi cung ứng dịch vụ trọn gói đưa hàng hóa từ kho đến kho, bến bãi.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo