xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sóng ngầm ngành gas

Bài và ảnh: NGỌC ÁNH

Thị phần ngành gas tại TP HCM có thể bị phân chia lại. Đây là nguyên nhân của những đợt “sóng ngầm” đang diễn ra

Toàn bộ chuỗi cung ứng gas tại TP HCM đang bước vào cuộc đua theo “chuẩn” để đáp ứng các điều kiện kinh doanh gas theo quy định khi thời điểm bị xử phạt (1-7) sắp tới gần. Trong thời gian tới, nếu cơ quan chức năng siết chặt điều kiện kinh doanh, rất có thể sẽ có làn sóng hợp tác, mua bán, sáp nhập để tăng tiềm lực cạnh tranh theo hướng ngày càng chuyên nghiệp hơn.

Lách quy định

Theo Công văn 290 của Sở Công Thương TP HCM về chấn chỉnh hoạt động kinh doanh gas trên địa bàn, các hộ kinh doanh bán lẻ gas chưa đủ điều kiện làm đại lý nên phải bị hạn chế quyền, chỉ được ký hợp đồng lấy gas từ một tổng đại lý, thay vì được mua từ 3 nơi (có thể là công ty đầu mối hoặc tổng đại lý) như trước đây. Ông Thân Văn Do, Giám đốc Công ty TNHH gas Hồng Mộc (H-gas, chuyên phân phối gas trực tiếp đến hộ bán lẻ cá thể), cho biết vừa phải thành lập một tổng đại lý ở tỉnh (do TP HCM không cho phép mở mới) để hợp thức hóa việc mua bán trước giờ do các hộ kinh doanh không muốn lên doanh nghiệp (DN). “Thêm khâu trung gian làm tăng chi phí cho DN, TP HCM thất thu ngân sách vì DN phải đóng bớt thuế về tỉnh!” - ông Do thẳng thắn. Đại diện một hãng gas lớn không muốn nêu tên cũng thừa nhận vừa lập một tổng đại lý mới tại tỉnh giáp ranh TP HCM để không gây xáo trộn hoạt động kinh doanh trước nay.

Ngành gas cần được chấn chỉnh toàn diện để lành mạnh hơn
Ngành gas cần được chấn chỉnh toàn diện để lành mạnh hơn

Theo thống kê của Sở Công Thương TP HCM, cuối năm 2013, TP có 31 tổng đại lý đăng ký phân phối trên địa bàn nhưng hiện nay, con số này đã lên đến 45 (tăng 45%). Trước sự gia tăng về số lượng ở khâu phân phối này, đại diện một tổng đại lý cho biết dù được đánh giá là có lợi thế khi bước vào cuộc đua nhưng thực tế là DN đang phải bỏ ra chi phí nhiều mà sản lượng bán ra lại thấp vì phải giành khách với chính nhà cung cấp của mình. “Tương lai chưa biết thị trường có lành mạnh hóa được hay không nhưng những gì đang diễn ra là hết sức lộn xộn!” - vị này nhận xét.

Nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện

Cập nhật tiến độ thực hiện Công văn 290 tại Sở Công Thương TP HCM cho thấy hiện có 20 DN đăng ký hình thức kinh doanh thương nhân đầu mối. Qua rà soát, có một số đầu mối vẫn chưa đủ điều kiện theo quy định. Cụ thể, đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài thường thiếu cửa hàng bán lẻ trực thuộc do Luật Đầu tư nước ngoài trước đây không cho phép DN bán lẻ, nay cho phép nhưng thủ tục phức tạp nên họ chưa thể mở mới. Một số DN không có đủ số lượng vỏ bình 300.000 chai hoặc không đủ hệ thống kho chứa 800 m3 theo quy định.

Lãnh đạo Sở Công Thương cho biết đã có kế hoạch phối hợp cùng QLTT, thanh tra sở để tiến hành kiểm tra và xử phạt đối với các hình thức kinh doanh gas không đủ điều kiện nhưng không có các động thái hoàn thiện theo đúng lộ trình đặt ra từ ngày 1-7 tới.

Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành, thực trạng ngành gas hiện nay là manh mún, nhỏ lẻ, cạnh tranh gay gắt nhưng người tiêu dùng không được hưởng lợi do năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh thấp. Dù cơ sở hạ tầng ngành gas hiện nay đã đầy đủ, thậm chí dư thừa từ kho chứa, trạm chiết, vỏ bình nhưng lại phân tán quá nhiều đầu mối, không bảo đảm hiệu quả kinh doanh. Do vậy, các công ty gas cần hợp tác với nhau để tận dụng nguồn lực thay vì đầu tư mới để tránh lãng phí. Thị trường cũng xuất hiện xu hướng tập trung dần khi hình thành các chuỗi chuyên doanh gas (như hệ thống Bình Minh, Rạng Đông, Nam gas...) hay như thương vụ Total mua lại Vinagas, Saigon gas...

Lãnh đạo Hiệp hội Gas Việt Nam cho rằng nên hiểu công tác quản lý của nhà nước đang đi theo hướng tăng trách nhiệm của hãng gas đến người tiêu dùng, giảm bớt khâu trung gian. Tuy nhiên, do lịch sử ngành gas để lại nên thời kỳ chuyển giao phát sinh nhiều lộn xộn nhưng tương lai lâu dài ngành gas Việt Nam sẽ phải theo hướng chuyên nghiệp hóa, số lượng đầu mối sẽ giảm xuống, tổng đại lý và chuỗi cửa hàng bán lẻ gas phải thuộc công ty gas đầu mối. Bởi đặc trưng của ngành gas là cần phải đầu tư vốn lớn để bảo đảm an toàn nên cần sản lượng lớn thì mới bảo đảm hiệu quả kinh doanh.

Không dễ lên doanh nghiệp

Theo Sở Công Thương, hiện có khoảng 100 hộ cá thể muốn chuyển đổi lên hình thức DN hoặc chi nhánh DN nhưng một số quận, huyện chưa đồng ý. Vì thế, Sở Công Thương đã có văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư và UBND các quận, huyện đề nghị hỗ trợ việc chuyển đổi này để thuận lợi cho công tác quản lý. Lý do là việc chuyển đổi này không làm tăng số lượng điểm kinh doanh gas chai trên địa bàn, không làm tăng quy mô tồn chứa gas chai tại cửa hàng kinh doanh và không thay đổi tính chất hoạt động kinh doanh.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo