xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Tắc" hàng hoá ở cửa khẩu thiệt hại hàng ngàn tỉ, kiến nghị Thủ tướng loạt giải pháp

Minh Chiến

(NLĐO)- Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp để giải quyết tình trạng ùn ứ hàng hoá ở cửa khẩu.

Ngày 23-12, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất một số biện pháp cải thiện tình trạng ùn ứ hàng hoá tại các cửa khẩu đường bộ Việt Nam - Trung Quốc.

Theo cơ quan này, mặt hàng tồn chủ yếu (chiếm tới 80-90%) tại các cửa khẩu đường bộ với Trung Quốc là hàng nông sản và thủy sản.

Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy với thời gian thông quan lên đến 20-30 ngày như hiện nay, hầu hết hàng hóa nông, thủy sản này sẽ bị hỏng, dự kiến phải đổ bỏ, không còn khả năng tiêu thụ. Thiệt hại về tiền hàng, theo ước tính của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, lên đến 2.000 tỉ đồng.

Tắc hàng hoá ở cửa khẩu thiệt hại hàng ngàn tỉ, kiến nghị Thủ tướng loạt giải pháp - Ảnh 1.

Xe chở hàng hóa ùn ứ tại khu vực cửa khẩu Tân Thanh, chờ nhiều ngày nhưng chưa thể thông quan

Bên cạnh đó, tình trạng quá tải ở mọi bến bãi, cửa khẩu cộng với tốc độ thông quan chậm còn ảnh hưởng tới nhiều mặt hàng xuất, nhập khẩu khác, đặc biệt là hàng linh kiện điện tử, hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước, mà hiện các doanh nghiệp đang rất cần để gấp rút hoàn thành các đơn hàng đã ký dịp cuối năm.

Cũng theo Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, một số tập đoàn sản xuất hàng điện tử lớn nhất Việt Nam cho biết do linh kiện không thể nhập về qua cửa khẩu đường bộ theo kế hoạch mà lại không thể dừng dây chuyền sản xuất nên các doanh nghiệp đã phải ứng phó tạm thời bằng cách chuyển sang các phương thức vận chuyển khác tốn kém hơn như đường hàng không với chi phí đắt hơn 76% (chưa tính phụ phí dịch bệnh 15%).

Trước tình trạng ùn ứ hàng hóa tại khu vực cửa khẩu phía Bắc, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ xem xét tiến hành một cuộc trao đổi cấp cao hơn giữa hai bên để cùng nhận diện nút thắt và đưa ra giải pháp tháo gỡ phù hợp.

Việc này nhằm khẩn trương giải phóng lượng hàng hóa và xe tồn tại các cửa khẩu, đưa hoạt động xuất nhập khẩu hai nước dần trở lại bình thường trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo an toàn phòng chống dịch.

Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân cũng đề xuất Chính phủ xem xét trao đổi, đàm phán với phía Trung Quốc để bố trí cửa khẩu thông quan riêng cho hàng linh kiện điện tử, hàng nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất trong nước so với hàng nông, thủy sản. Bên cạnh đó, phối hợp lực lượng chuyên môn hai nước để bàn giao theo đợt, giải phóng các xe hàng, container, tài xế đang "kẹt" tại cửa khẩu hai bên.

Ngoài ra, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân cũng kiến nghị Chính phủ xem xét giao các địa phương có các cửa khẩu đường bộ với Trung Quốc khẩn trương rà soát, khảo sát, thiết lập vùng đệm đối với hàng hóa trao đổi với Trung Quốc để quản lý, kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh Covid-19 tại khu vực đệm này.

"Việc này nhằm phát hiện sớm và cách ly người/vật mắc Covid-19 ngay tại đầu vùng đệm, không để xảy ra tình huống phát hiện người/vật mắc covid-19 ở điểm giáp biên dẫn tới hành động "đóng biên tức thời" của phía Trung Quốc"- Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân nêu rõ.

Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân cũng cho rằng đối với hàng nông sản sắp thu hoạch và chuẩn bị xuất khẩu sang Trung Quốc qua các cửa khẩu đường bộ trong dịp cận Tết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sớm thông tin, làm việc với các địa phương trên cả nước để dừng tạm thời các chuyến hàng đang có kế hoạch vận chuyển lên cửa khẩu, hướng dẫn người nông dân trì hoãn thu hoạch (nếu có thể) hoặc tiếp tục bảo quản tại kho, để chờ giải phóng bớt hàng ùn ứ hiện tại thì mới tiếp tục đưa hàng mới về các cửa khẩu.

Thời gian qua, phía Trung Quốc triển khai nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, khiến số lượng hàng hóa thông quan được mỗi ngày tại các cửa khẩu phía Bắc, đặc biệt là tại tỉnh Lạng Sơn rất hạn chế. Đặc biệt, cửa khẩu Tân Thanh dừng thông quan từ ngày 18-12 và Chi Ma đã dừng thông quan từ ngày 8-12, khiến lượng hàng hóa ùn ứ tại khu vực các cửa khẩu là rất lớn.

Theo thông tin từ Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn, tổng lượng xe hàng hóa còn tồn ở 3 khu vực cửa khẩu: Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma đến sáng ngày 23-12 là 4.460 xe.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo