xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tỉnh - thành kết nối, tạo niềm tin cho doanh nghiệp

Bài và ảnh: Thanh Nhân

TP HCM và các tỉnh, thành sẽ tiếp tục tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường, tiến tới xây dựng chuỗi cung ứng an toàn, bền vững, sau đại dịch

Hội nghị "Kết nối cung cầu năm 2021" do TP HCM phối hợp cùng các tỉnh, thành tổ chức đã khai mạc vào ngày 2-5 và kéo dài đến 5-12, là cơ hội cho doanh nghiệp (DN) trong cả nước gặp gỡ, tìm kiếm cơ hội hợp tác, liên kết để khắc phục khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất - kinh doanh, phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19. Một số cách làm mới tại chương trình năm nay đã bước đầu mang lại không khí kết nối sôi nổi.

Số hóa hoạt động kết nối

Do dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương nên hội nghị kết nối cung cầu năm nay thu hẹp quy mô so với những năm trước với 16 sở công thương các tỉnh, thành tham dự; 28 tỉnh, thành tham gia triển lãm tại 500 gian hàng trực tiếp. Số lượng DN và HTX tham gia chương trình cũng rút gọn và không chăm chút, đầu tư cho gian hàng như mọi năm. Đổi lại, các tỉnh - thành đều chọn mang theo những sản phẩm chủ lực, đặc sắc nhất. Ngoài ra, có đến 20 tỉnh - thành tham gia triển lãm 92 gian hàng thực tế ảo.

Tỉnh - thành kết nối, tạo niềm tin cho doanh nghiệp - Ảnh 1.

Nhiều doanh nghiệp tỉnh, thành có nhu cầu kết nối với các hệ thống phân phối hiện đại, sàn thương mại điện tử để tiêu thụ sản phẩm

Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP HCM, cho biết dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp và khó lường nên các phương án kết nối trực tuyến là xu hướng có thể phát huy trong thời gian tới. Hội nghị lần này triển khai các giải pháp thí điểm bảo đảm việc thích ứng với tình hình và yêu cầu mới, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong hoạt động kết nối cung cầu, tổ chức triển lãm thực tế ảo, kết nối trực tuyến. 

"Sở Công Thương TP đang nâng cấp website www.ketnoicungcau.vn để hướng đến khai thác lâu dài, thường xuyên và liên tục. Đặc biệt, gian hàng sẽ được duy trì trong 1 tháng để tạo thêm không gian cho các tỉnh, thành trưng bày hàng hóa, giới thiệu đến DN, người dân thành phố" - ông Phương nói thêm.

Phát biểu tại hội nghị các nhà cung ứng diễn ra chiều 2-12 trong khuôn khổ hội nghị Kết nối cung cầu, đại diện Sở Công Thương và DN một số địa phương bày tỏ sự đồng tình và mong muốn cùng TP HCM đẩy mạnh kết nối cung cầu hàng hóa thông qua phương thức trực tuyến. Các tỉnh, thành đều có website giới thiệu sản phẩm hoặc sàn thương mại điện tử (TMĐT) trưng bày, giới thiệu, kinh doanh sản phẩm của DN địa phương. Vì vậy, rất mong có sự liên kết giữa các sàn TMĐT các tỉnh, thành với nhau và với các DN TMĐT để mở thêm đầu ra cho sản phẩm trong bối cảnh mới.

Bà Võ Phương Thủy, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đồng Tháp, bày tỏ mong muốn thời gian tới TP HCM duy trì website kết nối hàng hóa được liên tục. "Đồng Tháp cũng có website giới thiệu sản phẩm của DN, HTX trong tỉnh. Chúng tôi sẽ cập nhật thường xuyên những sản phẩm mình có, bên mua có thể truy cập vào xem và tiến tới tìm hiểu sâu, hợp tác cung ứng - tiêu thụ hàng hóa" - bà Phương Thủy nêu.

Ông Nguyễn Trung Kiên, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long, cho biết do ảnh hưởng dịch, nhiều DN Vĩnh Long không thể trực tiếp tham gia hội nghị kết nối nên có nhu cầu được kết nối online, tham gia gian hàng ảo để tìm cơ hội tham gia, nâng cấp chuỗi cung ứng hàng hóa, đặc biệt là nông sản. "Vĩnh Long có sản lượng rất lớn về nông - thủy sản nên tỉnh rất mong kết nối để tạo điều kiện cho DN địa phương, qua đó giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm. Mong các hệ thống phân phối TP HCM hỗ trợ chúng tôi tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, rất mong Sở Công Thương TP HCM tạo điều kiện cho DN Vĩnh Long tiếp cận các DN chế biến nông sản; kết nối với các siêu thị và sàn TMĐT ở thành phố" - ông Kiên đề xuất.

Cần nâng cao hiệu quả kết nối

Là địa phương đăng cai hội nghị, UBND TP HCM đánh giá hoạt động kết nối cung cầu hàng hóa giữa TP HCM và các tỉnh - thành là một sáng kiến quan trọng trong việc giúp tìm kiếm đầu ra một cách phù hợp, hiệu quả cho các sản phẩm nông nghiệp của các địa phương. Được triển khai từ năm 2012, đến nay chương trình đã làm tốt vai trò cầu nối đưa hàng hóa, đặc sản các tỉnh, thành có mặt tại các kênh tiêu thụ ở TP HCM và xuất khẩu ra nước ngoài. 

Hoạt động kết nối cung cầu bước đầu thiết lập thành công chuỗi liên kết cung ứng hàng hóa thuận lợi, góp phần bình ổn thị trường và bảo đảm an sinh, xã hội, đặc biệt trong giai đoạn tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trong thời gian vừa qua.

Để nâng cao hiệu quả kết nối, bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TP HCM, đề nghị Sở Công Thương và các sở, ngành liên quan của thành phố tiếp tục nghiên cứu tìm kiếm, mạnh dạn đề xuất và triển khai các giải pháp thí điểm, đổi mới cách kết nối cung cầu nhằm bảo đảm việc thích ứng với yêu cầu, tình hình mới và có bước chuẩn bị để qua năm 2022 sẽ tổ chức sơ kết, đánh giá, xây dựng kế hoạch lâu dài.

Với mục tiêu hỗ trợ các DN đầu tư, xây dựng thương hiệu, tiến tới xây dựng chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn, bền vững đồng thời tiếp tục tạo niềm tin cho DN an tâm đầu tư, sản xuất, mở rộng thị trường trong giai đoạn phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19, Phó Chủ tịch UBND TP Phan Thị Thắng yêu cầu Sở Công Thương thành phố tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các tỉnh/thành tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, ứng dụng TMĐT để hỗ trợ đắc lực cho hoạt động kết nối cung cầu. 

Bên cạnh việc duy trì và củng cố kênh phân phối trực tiếp truyền thống, cần thúc đẩy khai thác phân phối trực tuyến trên các website, các sàn TMĐT; đồng thời hỗ trợ, hướng dẫn DN sản xuất, cung ứng mở rộng, tiếp cận kênh phân phối mới, từng bước thực hiện chuyển đổi số. Một giải pháp khác là xây dựng và triển khai hiệu quả đề án logistics nhằm chủ động và tạo điều kiện thuận lợi nhất trong dự trữ, vận chuyển, lưu thông hàng hóa xuyên suốt. Khuyến khích DN hỗ trợ, hướng dẫn cho các HTX nông nghiệp, hộ nông dân để hướng đến xây dựng thương hiệu đối với các mặt hàng đặc sản, nông sản ở từng địa phương, vùng, miền... 

Tập trung bình ổn thị trường Tết

Trước đề xuất của một số tỉnh, thành về việc hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông sản trong các tháng cuối năm, ông Nguyễn Nguyên Phương cho biết sau đợt bùng phát dịch lần thứ 4, nguồn cung nguyên liệu tăng giá rất cao, tác động trực tiếp đến giá cả hàng hóa bán ra trên thị trường. Hoạt động sản xuất - kinh doanh của DN đang gặp khó khăn do cầu thị trường sụt giảm nghiêm trọng nên cũng giảm sản lượng cung ứng. "Mục tiêu ưu tiên trước mắt của Sở Công Thương TP HCM là tập trung bình ổn thị trường Tết. Chúng tôi không thể thực hiện một mình mà cần phải có sự hỗ trợ của các tỉnh, thành, đặc biệt đối với mặt hàng nông sản thực phẩm" - ông Phương nhấn mạnh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo