xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TP HCM xứng đáng có cơ chế đặc thù

THÁI PHƯƠNG

Làm sao để TP HCM “mặc một cái áo vừa cho sự phát triển” chứ “chiếc áo” hiện nay quá chật và bí bách, không sao phát triển được

Đó là khẳng định của Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng với đoàn công tác của Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội ngày 7-6 tại buổi làm việc về quản lý, thu chi ngân sách trên địa bàn TP 6 tháng đầu năm.

Cần một đề án toàn diện

Bà Phan Thị Thắng, Giám đốc Sở Tài chính TP HCM, đã kiến nghị về việc thưởng thu vượt dự toán và hỗ trợ đầu tư trở lại cho ngân sách năm 2015.

TP HCM cần được tạo điều kiện để phát triển như các đô thị lớn trên thế giới Ảnh: HOÀNG TRIỀU
TP HCM cần được tạo điều kiện để phát triển như các đô thị lớn trên thế giới Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Theo bà Thắng, năm ngoái, dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn TP là 233.776 tỉ đồng, trong đó ngân sách trung ương hưởng theo phân cấp là 190.186 tỉ đồng. Tính đến ngày 31-12-2015, số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 255.001 tỉ đồng, bằng 109,8% dự toán và tăng 16,03% so với cùng kỳ. TP HCM kiến nghị Thủ tướng xem xét thưởng 10.000 tỉ đồng, trong đó thưởng vượt thu là 899,7 tỉ đồng và bổ sung có mục tiêu từ nguồn vượt thu ngân sách trung ương hơn 9.101 tỉ đồng.

Bà Thắng cho biết TP HCM cũng đang đề nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ nghị quyết quy định về cơ chế tài chính đặc thù liên quan đến phân cấp nguồn thu thay vì áp dụng chung như các địa phương khác. Nhiều cơ chế đặc thù khác như hạn mức huy động vốn, hạn mức dư nợ cho vay; sử dụng quỹ dự trữ tài chính, quản lý nguồn thu từ thoái vốn nhà nước - chủ yếu là cổ phần hóa doanh nghiệp (DN) nhà nước, tăng tỉ lệ điều tiết cho ngân sách TP, định mức phân bổ chi ngân sách... cũng được TP HCM tiếp tục kiến nghị.

Ông Đinh Văn Nhã, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách, cho rằng TP HCM cũng nên cân nhắc khi đưa ra một loạt đề nghị về ưu đãi, đặc thù bởi thực tế, TP vẫn đang được hưởng ưu đãi nhưng rải rác, phân tán. Chẳng hạn, tiền thoái vốn của DN nhà nước, TP xin để lại đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Hiện cả nước tiền cổ phần hóa của DN nhà nước cũng đã đề nghị để lại, nay thoái vốn cũng xin để lại nhưng chỉ nên theo tỉ lệ nào đó bởi nguồn lực này từ hoạt động sản xuất kinh doanh nên tập trung trở lại cho lĩnh vực sản xuất. Cơ sở hạ tầng có thể cần thiết nhưng nên sử dụng đúng mục đích. “Nên có lựa chọn, sắp xếp lại một số ưu đãi thống nhất để tránh chồng chéo và các địa phương khác so bì” - ông Nhã góp ý.

Theo ông Lê Thanh Văn, Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách, TP HCM xứng đáng có cơ chế đặc thù nhưng các kiến nghị lại vụn vặt và chưa đủ tầm để áp dụng. TP HCM là đầu tàu kinh tế, không chỉ cần giải quyết vấn đề tài chính - ngân sách vì như vậy rất ngắn hạn và bó hẹp trong cơ chế xin - cho. Quan trọng nhất là phân cấp, cấp quyền, cụ thể là phải cá biệt hóa một số thẩm quyền cho TP trên cả lĩnh vực tổ chức bộ máy để khác với các địa phương khác, điều này bản thân TP phải làm rõ. Đây chính là sức mạnh về thể chế để tạo cho TP có diện mạo mới; thẩm quyền về cơ chế huy động nguồn lực, sử dụng nhân tài; thẩm quyền ban hành các quyền riêng trên cơ sở luật.

“Một số kiến nghị có thể xử lý ngay nhưng có nhiều điều vướng luật nên TP HCM cần một đề án toàn diện để xây dựng cơ chế đặc thù, trình Bộ Chính trị và sau đó trình Quốc hội xem xét thông qua. Nếu không có đột phá về thể chế thì TP HCM sẽ rất khó làm bởi những cơ chế hiện hành đang níu kéo lẫn nhau” - ông Văn nhìn nhận.

Không hề vụn vặt

Bà Phan Thị Thắng khẳng định các kiến nghị của TP HCM không phải vụn vặt bởi cần tháo gỡ từng vấn đề khó khăn rồi mới đưa ra được tỉ lệ ngân sách để lại. Thời gian qua, TP rất chặt chẽ và quyết tâm trong việc tìm cơ chế đặc thù để phát triển mạnh mẽ hơn. Vấn đề nào chưa rõ, TP sẽ giải trình bằng văn bản để hiểu thêm.

Ông Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, cho rằng thực chất TP HCM không xin cái đặc thù mà chỉ xin cái bình thường của một đô thị trên thế giới là tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của địa phương. TP HCM không thể so với các tỉnh, đây là một đô thị và phải so với các đô thị phát triển khác trong khu vực.

“Đề nghị Ủy ban Tài chính Ngân sách ủng hộ chính quyền TP theo nguyên tắc tự chủ, phân quyền, phân cấp, ủy quyền… Quan trọng nhất là tạo cơ chế để TP tăng nguồn thu, đề nghị cho phép chính quyền đô thị” - ông Lịch nhấn mạnh.

Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng nêu rõ điều quan trọng TP cần là xin cơ chế, tạo môi trường kinh doanh cho DN tốt nhất, tạo cơ chế để làm ra tiền nhiều hơn. Các đô thị như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến… từng được ban hành thể chế, chính sách và chỉ áp dụng cho riêng TP. Các biện pháp rà soát phòng chống gian lận thuế sẽ được đẩy mạnh; tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho DN và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các huyện, quận, sở, ngành; công tác thu ngân sách sẽ tốt hơn...

“Nếu chúng ta làm tốt sẽ thúc đẩy DN phát triển tốt hơn. Khi TP HCM được giải phóng toàn bộ năng lực con người, sản xuất thì không thể tăng trưởng dừng ở một con số. Cơ chế đặc thù của TP là bình thường so với các đô thị khác trên thế giới, chỉ là khác biệt hơn so với các địa phương khác” - Bí thư Thăng nhấn mạnh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo