xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ứng phó với xung đột Nga - Ukraine

Ngọc Ánh

Tại tọa đàm "Doanh nghiệp (DN) Việt trước tác động của cuộc chiến Nga - Ukraine" do CLB DN dẫn đầu và Hội DN Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức ngày 11-3, các diễn giả nhìn nhận bên cạnh bất lợi, một số ngành hàng vẫn có thể tận dụng lợi thế khi thị trường thay đổi.

Theo TS Trần Quốc Hùng, Giám đốc điều hành Viện Tài chính quốc tế IIF (Mỹ), Nga là nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới trong khi Ukraine đứng thứ 5. Nguồn cung lúa mì của 2 nước này chiếm hơn 30% tổng nguồn cung cho thị trường thế giới. Xung đột 2 nước đã làm giá lúa mì tăng 50% trong tháng qua, kéo theo giá ngũ cốc, nông phẩm khác tăng lên. Nếu chiến sự kéo dài có thể gây khủng hoảng lương thực và nguy cơ xảy ra nạn đói ở một số vùng.

Trong khi đó, Việt Nam là nước có thế mạnh về xuất khẩu gạo với sản lượng 6,5 triệu tấn/năm nên sẽ được hưởng lợi về giá. Ngoài ra, căng thẳng Nga - Ukraine cũng là cơ hội để Việt Nam tăng xuất khẩu gạo vào Liên minh châu Âu (EU), nơi mỗi năm nhập 160 tỉ USD lương thực và đang hụt nguồn cung từ Nga.

"Việt Nam nên tập trung nâng cao thị phần tại thị trường EU, trước mắt là sử dụng hết hạn ngạch xuất lúa gạo 80.000 tấn/năm với thuế suất 0% theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Đặc biệt, nên phát triển các loại gạo thơm giá trị cao để đáp ứng nhu cầu người châu Âu. Ở chiều nhập khẩu, Việt Nam có thể chuyển nhập lúa mì từ Nga sang nhập từ Mỹ, việc này cũng giúp cân bằng cán cân thương mại Việt - Mỹ" - ông Hùng khuyến cáo.

Ở góc độ DN, ông Lê Duy Toàn, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thực phẩm Duy Anh (Duy Anh Foods), cho biết với 4 khách hàng Nga và 1 khách hàng Ukraine, trung bình mỗi tháng, DN xuất khẩu 5 container hàng sang 2 thị trường này.

Khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, đường vận tải sang Nga bị trì hoãn, một số đơn hàng đang được sản xuất dang dở. Để ứng phó, DN phải chuyển hướng xuất khẩu sang một số thị trường Đông Âu khác có cùng tiêu chuẩn chất lượng.

Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội DN Hàng Việt Nam chất lượng cao, cho hay vấn đề đa dạng hóa thị trường luôn được đặt ra nhưng thực hiện không dễ bởi mỗi thị trường có tiêu chuẩn khác nhau. Có trường hợp khách hàng EU, Nhật Bản muốn mua nông sản Việt Nam nhưng kết nối không thành công vì sản phẩm nông dân sản xuất ra không đạt tiêu chuẩn.

"Việc nâng cao tiêu chuẩn, chất lượng nông sản theo yêu cầu của các thị trường là rất quan trọng để có thể đa dạng hóa thị trường, tận dụng được các cơ hội" - bà Hạnh lưu ý.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo