xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vietcombank hiện thực hóa "mục tiêu kép"

Trang Trần

(NLĐO) - Từ đầu năm 2021, dịch Covid-19 ở Việt Nam đã phức tạp trở lại, ngành ngân hàng (NH) trong đó có Vietcombank triển khai các giải pháp nhằm hiện thực hóa "mục tiêu kép", góp phần phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp và người dân

Theo đó, Vietcombank đã xây dựng các kịch bản liên quan đến rủi ro nhằm bảo đảm hoạt động an toàn khi dịch Covid-19 xảy ra liên tục với những chủng mới. Cụ thể, NH này đã thành lập Ban chỉ đạo Ứng phó khẩn cấp dịch cúm Corona (Gọi tắt là Ban chỉ đạo Covid-19) với chức năng phê duyệt nguyên tắc xây dựng và kế hoạch dự phòng ứng phó khẩn cấp Covid-19 (bao gồm kế hoạch dự phòng về y tế, nhân sự, truyền thông).

Bên cạnh đó, Vietcombank xây dựng các kế hoạch làm việc từ xa, làm việc theo ca, làm việc tại địa điểm dự phòng. Các kế hoạch này đã được kích hoạt một cách phù hợp với diễn biến dịch bệnh, tuân thủ các quy định của Chính phủ về giãn cách xã hội, bảo đảm mục tiêu duy trì hoạt động liên tục và hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh của Vietcombank.

Vietcombank hiện thực hóa mục tiêu kép - Ảnh 1.

Mặt khác, NH này còn tổ chức truyền thông nội bộ thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức đến các đơn vị trong toàn hệ thống về việc sẵn sàng và chủ động phòng ngừa dịch bệnh. Phổ biến kiến thức phòng ngừa dịch bệnh và ứng xử khi phát hiện nguy cơ lây nhiễm, các thông tin cập nhật về Covid-19 của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tổ chức cho tất cả cán bộ nhân viên trên toàn hệ thống ký cam kết tuân thủ pháp luật và các quy định của cơ quan nhà nước trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19. Truyền thông cảnh báo rủi ro đối với khách hàng về các thủ đoạn lừa đảo, gian lận của các đối tượng xấu lợi dụng dịch Covid-19 để chiếm đoạt tài sản của khách hàng trong tài khoản và thẻ thanh toán.

Các phương án ứng phó trên đã được phổ biến thường xuyên, liên tục đến tất cả đơn vị và người lao động để chủ động ứng phó, kịp thời và hiệu quả khi phát sinh tình huống có cán bộ/người liên quan nghi nhiễm, bảo đảm duy trì hoạt động kinh doanh liên tục của toàn hệ thống.

Sự bùng phát bất ngờ của đại dịch Covid-19 trong năm 2020 đã gây đình trệ sản xuất của hầu hết ngành kinh tế, tác động mạnh mẽ dẫn đến suy giảm nhu cầu tiêu dùng, thương mại toàn cầu, tạo áp lực cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Trước bối cảnh đó, NH Nhà nước đã chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, trong đó tiêu biểu là việc kịp thời ban hành Thông tư 01 ngay trong tháng 3-2020 hướng dẫn việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ đối với các khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Với diễn biến phức tạp, khó lường của dịch Covid-19 trong năm 2021, NH Nhà nước tiếp tục ban hành Thông tư 03/2021/TT-NHNN (hiệu lực từ ngày 17-5-2021), theo hướng mở rộng đối tượng khách hàng được phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, nhằm giảm áp lực tài chính đối với các doanh nghiệp vay vốn sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp từng bước phục hồi hoạt động kinh doanh sau dịch Covid-19.

Trên cơ sở quy định tại Thông tư 03/2021/TT-NHNN, Vietcombank đã kịp thời ban hành văn bản nội bộ hướng dẫn các chi nhánh trên toàn hệ thống triển khai cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ đối với các khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong đó cập nhật các nội dung sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 03 so với Thông tư 01 trước đây (số dư nợ được xem xét cơ cấu giữ nguyên nhóm nợ, thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nguyên tắc phân loại nợ và giữ nguyên nhóm nợ, nguyên tắc trích lập dự phòng rủi ro...).

Cùng với việc kịp thời triển khai Thông tư 03, Vietcombank đã tiên phong trong giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn dễ dàng, nhanh chóng phục hồi sản xuất kinh doanh. Riêng trong năm 2020, Vietcombank đã có 5 lần điều chỉnh giảm lãi suất để chia sẻ, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và thiên tai với tổng mức chia sẻ 3.700 tỉ đồng lợi nhuận của ngân hàng.

Bên cạnh tác động tích cực trong việc hỗ trợ duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Vietcombank không thể phủ nhận những nguy cơ tiềm tàng đối với các ngân hàng khi chưa thực hiện ghi nhận nợ xấu đối với các khách hàng cơ cấu theo Thông tư 01. Đây là một trong những khó khăn, thách thức lớn cho ngành NH trong việc kiểm soát chất lượng danh mục các khoản cơ cấu nợ theo Thông tư 01, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh thời gian tới.

Để giãn áp lực tài chính, giúp các NH có dư địa từ thu nhập giữ lại thúc đẩy cho vay nền kinh tế, NH Nhà nước bổ sung quy định cho phép thực hiện phân bổ giá trị trích lập dự phòng cụ thể trong tối đa 3 năm. Đây được đánh giá là động thái quyết liệt của NH Nhà nước tại thời điểm hiện tại nhằm mục tiêu xây dựng có lộ trình bước đệm dự phòng, bảo đảm an toàn vốn của các NH trước những nguy cơ bất lợi có thể xảy ra trong bối cảnh dịch bệnh có thể ảnh hưởng một thời gian dài.

Trên cơ sở danh mục khách hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ hiện tại, đồng thời căn cứ khả năng tài chính của NH, Vietcombank sẽ xem xét thực hiện trích lập toàn bộ dự phòng cụ thể theo quy định của Thông tư 03 ngay trong năm 2021, thay vì phân bổ trích lập trong 3 năm tới.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo