xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xây "nhà" cho công nghiệp hỗ trợ TP HCM

Bài và ảnh: Thanh Nhân

Dự kiến trong tháng 12 này, UBND TP HCM sẽ tổ chức hội thảo quốc tế về kinh nghiệm kêu gọi đầu tư, quản lý khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao

Hội thảo quốc tế sẽ là bước khởi đầu để TP HCM tiến tới xây dựng đề án phát triển "Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao", góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế bền vững.

Doanh nghiệp cần "an cư" để "lạc nghiệp"

Bốn ngành công nghiệp trọng điểm của TP HCM gồm cơ khí, điện tử - công nghệ thông tin, cao su - nhựa, lương thực - thực phẩm hiện đóng góp vô cùng quan trọng trong GDP của thành phố. Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) gắn với 4 ngành sản xuất trọng yếu này cũng giữ vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế thành phố. Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp nói chung và công nghiệp hỗ trợ nói riêng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của thành phố và còn nhiều hạn chế.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) TP HCM, do thiếu quỹ đất phù hợp, nhiều DN ngành CNHT mất cơ hội tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Các hội ngành nghề đã nhiều lần kiến nghị thành phố thiết lập quỹ đất trong các KCN hoặc quy hoạch quỹ đất riêng cho các khu/cụm CNHT và tạo điều kiện thuận lợi cho DN CNHT đầu tư, mở rộng quy mô, phát triển sản xuất tại các khu này. Có như vậy, ngành CNHT mới có thể từng bước đáp ứng yêu cầu cạnh tranh về giá, chất lượng sản phẩm, công nghệ mà DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sản xuất sản phẩm đầu cuối đặt ra, như thế mới tham gia sâu vào các chuỗi sản xuất - cung ứng lớn.

Xây nhà cho công nghiệp hỗ trợ TP HCM - Ảnh 1.

Doanh nghiệp có khả năng tham gia các chuỗi cung ứng đang cần một khu vực phù hợp để phát triển

Theo đại diện Hiệp hội DN TP, TP HCM đang có 18 KCX, KCN, khu công nghệ cao nhưng tại các khu này, diện tích đất cũng như tiêu chí, đối tượng nhà đầu tư cần thu hút không phù hợp với DN CNHT. Theo đó, hầu hết các khu không quy hoạch diện tích nhỏ cho nhóm ngành CNHT, một số khu có cho thuê đất diện tích nhỏ thì giá cho thuê quá cao, không phù hợp với điều kiện thực tế của DN.

"Việc tháo gỡ khó khăn cho DN ngành CNHT nói riêng, DN nhỏ và vừa nói chung là rất cấp thiết. Thành phố cần bổ sung cơ chế, chính sách kêu gọi vào KCN phải thêm đối tượng sản xuất sản phẩm thông thường nhưng sử dụng vật liệu, thiết bị, giải pháp công nghệ cao. Mặt khác, cho phép DN được thụ hưởng các chính sách ưu đãi và góp phần tăng nhanh tỉ trọng công nghệ cao, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế thành phố" - đại diện Hiệp hội DN thành phố nêu kiến nghị.

Khu CNHT ứng dụng công nghệ cao

Trước nhu cầu bức bách của DN lĩnh vực CNHT và định hướng phát triển ngành CNHT gắn với phát triển kinh tế, TP HCM dự kiến thành lập KCN mới với tên gọi "Khu CNHT ứng dụng công nghệ cao".

Trước mắt, trong tháng 12 này, hội thảo quốc tế về kinh nghiệm kêu gọi đầu tư, quản lý "Khu CNHT ứng dụng công nghệ cao" sẽ được tổ chức. Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP HCM, cho biết mục đích của hội thảo quốc tế (hình thức trực tiếp và trực tuyến) nhằm khai thác kinh nghiệm thành công của quốc tế về hình thành mô hình "Khu CNHT ứng dụng công nghệ cao" tại các quốc gia trong khu vực, đồng thời thu thập ý kiến dự báo, phân tích, đánh giá hiệu quả thu hút đầu tư hình thành "Khu CNHT ứng dụng công nghệ cao".

Hội thảo được kỳ vọng sẽ hiến kế, đề xuất cho thành phố thông tin, kinh nghiệm phù hợp về chủ trương chính sách cần thiết và định hướng thu hút đầu tư khu CNHT ứng dụng công nghệ cao.

Theo đó, hội thảo sẽ làm rõ các yêu cầu: mô hình của "Khu CNHT ứng dụng công nghệ cao" phù hợp với vị trí, vai trò của thành phố; vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như cơ chế - chính sách cần thiết cho việc hình thành, quản lý hoạt động tại "Khu CNHT ứng dụng công nghệ cao".

TS Trương Thị Chí Bình, Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách Công Thương - Bộ Công Thương, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký, Hiệp hội CNHT Việt Nam, đánh giá phát triển "Khu CNHT ứng dụng công nghệ cao" tại TP HCM là chủ trương mang tính cấp thiết và khả thi cao, nhất là trong bối cảnh hậu Covid-19, khi làn sóng chuyển dịch tìm kiếm nguồn cung cấp mới cho các ngành công nghiệp chế tạo đang diễn ra mạnh mẽ. Việt Nam là điểm đến được lựa chọn, cả trong đầu tư lẫn nguồn cung cấp thay thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Cần ưu tiên giá thuê mặt bằng

Theo TS Trương Thị Chí Bình, với giá thuê đất trong KCN hiện nay ở TP HCM, các DN mới khởi nghiệp trong lĩnh vực CNHT, công nghiệp chế tạo, công nghiệp công nghệ cao đều rất khó tiếp cận mặt bằng sản xuất phù hợp. Vì vậy, thành phố cần xác định ưu tiên đầu tiên là giá thuê mặt bằng phải hấp dẫn, với diện tích thuê phù hợp nhu cầu của DN quy mô nhỏ để có thể gia tăng số lượng và chất lượng các DN sản xuất CNHT trên địa bàn thành phố.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo