xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xuất khẩu khả quan nhưng chưa bền vững

Phương An

Các chuyên gia kinh tế đã nhận định như vậy tại Diễn đàn Xuất khẩu Việt Nam với chủ đề "Tăng cường liên kết của Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu", tổ chức ngày 28-11 ở TP HCM

Theo ông Võ Tân Thành, Phó Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, năm 2018, kim ngạch xuất khẩu cả nước dự kiến đạt 240 tỉ USD, tăng 10% - 12% so với năm 2017. Đến hết 10 tháng, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt trên 200 tỉ USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực trong nước đạt 56,82 tỉ USD, tăng 16,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 143,45 tỉ USD, tăng 13,2%. Kim ngạch một số mặt hàng chủ lực như điện thoại và linh kiện, dệt may, điện tử và máy tính, thủy sản… tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước.

"Tình hình xuất khẩu của Việt Nam rất khả quan với hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) đã được ký kết và có hiệu lực. Đặc biệt, FTA Việt Nam - EU và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ là cơ hội lớn cho Việt Nam trong việc mở rộng thị phần xuất khẩu" - ông Thành nói.

Các chuyên gia kinh tế đánh giá doanh nghiệp (DN) trong nước đã tận dụng được lợi thế từ các FTA mà Việt Nam đã ký kết. Ông Takimoto Koji, Trưởng Đại diện Jetro tại TP HCM, cho biết thông qua các FTA, thị trường xuất khẩu Việt Nam đang mở rộng. FTA Việt Nam - EU được kỳ vọng thông qua vào đầu năm 2019 sẽ chiếm 19% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Những hiệp định còn lại chiếm 40,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Do vậy, giải pháp cho các DN là phải tận dụng hiệu quả hơn các FTA đã ký kết.

Xuất khẩu khả quan nhưng chưa bền vững - Ảnh 1.

Xuất khẩu dệt may chiếm tỉ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2018 nhưng chủ yếu đến từ khối FDI và vẫn chưa tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu Ảnh: Tấn Thạnh

Theo đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành, mục tiêu chung là nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới và phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 tăng gấp 3 lần năm 2010, cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020 và đạt thặng dư thương mại thời kỳ 2021-2030. Số liệu thống kê mới nhất trong 11 tháng đầu năm 2018 cho thấy Việt Nam đã xuất siêu mạnh với khoảng 64 tỉ USD.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Việt Nam xuất siêu nhưng chưa bền vững do phụ thuộc vào khối DN FDI. Các DN FDI đang chiếm đến 70% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trang thiết bị, công nghệ, nguyên liệu sản xuất để xuất khẩu cũng phụ thuộc nước ngoài hơn 70% nên giá trị gia tăng xuất khẩu không cao.

Giải pháp nâng cao vai trò của DN xuất khẩu Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu, theo ông Ron Ashkin, Giám đốc dự án USAID Link SMS, là DN trong nước phải chủ động phân tích năng lực, điểm mạnh - yếu của mình cũng như nắm bắt thông tin nhà mua hàng cần gì, khả năng đáp ứng của DN mình đến đâu… Bên cạnh đó, cần ưu tiên các việc cần làm và tập trung các nguồn lực để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Ông Ron Ashkin cho biết các DN vừa và nhỏ Việt Nam chiếm 98% tổng số DN nhưng chỉ chiếm 45% GDP và chỉ 21% trong số đó có hoạt động cung ứng cho các DN lớn. 

Đẩy mạnh giao dịch điện tử

Theo đại diện Vinacontrol, một trong những yếu tố bảo đảm hoạt động của DN xuất nhập khẩu trong tình hình hiện nay là các DN phải tiếp cận và sử dụng được hệ thống trao đổi dữ liệu giao dịch điện tử (EDI). Hiện một số DN xuất khẩu và logistics lớn của Việt Nam đã nhận được các yêu cầu giao nhận các chứng từ liên quan đến giao dịch hàng hóa qua EDI từ các đối tác nước ngoài. So với các phương thức truyền thống là email và fax, hệ thống EDI giúp tiết kiệm chi phí và nhân lực cho các đối tác trong giao dịch hàng hóa. Các chứng từ sẽ được gửi tự động qua hệ thống EDI của các nhà xuất khẩu sang hệ thống EDI của các nhà nhập khẩu một cách nhanh chóng, chính xác mà không cần bàn tay con người can thiệp vào. Đây là mô hình các đối tác nước ngoài đang hướng đến để bảo đảm sự minh bạch và tiết kiệm. Nếu DN Việt không tiếp cận được mô hình này thì sẽ phải chịu phát sinh chi phí cho mỗi đơn hàng, thậm chí mất khách hàng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo