xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lan tỏa phong trào hàng rào thuốc nam

Bài và ảnh: Vân Du

Phòng thuốc nam phước thiện Hội quán Hưng Lộc Tự ở ấp 5, xã Tân Lộc (huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) là nơi lương y Phạm Văn Hiểm - Chủ tịch Hội Đông y xã Tân Lộc - hơn 20 năm qua gắn bó với công việc bốc thuốc từ thiện giúp đỡ người nghèo.

Lương y Phạm Văn Hiểm cho biết từ nhỏ đã được cha và ông nội truyền nghề. Lớn lên, ông học y sĩ và lớp chuẩn hóa lương y tại Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau. Sau đó, ông về quê hương và bốc thuốc từ thiện. Thấy nguồn dược liệu phục vụ việc khám chữa bệnh ngày càng khan hiếm, lương y Phạm Văn Hiểm nhiều đêm thức trắng vì trăn trở.

"Cách đây khoảng 6 năm, trong cộng đồng lan tỏa phong trào trồng cây xanh làm hàng rào. Từ đó, tôi có ý tưởng vận động mọi người làm hàng rào cây xanh bằng cây thuốc nam" - lương y Phạm Văn Hiểm kể.

Thấu hiểu tấm lòng của vị lương y vì người nghèo nên khi ông vận động thì nhiều hộ dân ở xã Tân Lộc đã tích cực hưởng ứng. Có người còn cho ông mượn đất để cải tạo trồng thuốc nam. Nhờ đó, đến nay tại xã Tân Lộc đã có 4 vườn thuốc nam mẫu cùng hàng chục hàng rào bằng cây thuốc nam với hơn 60 vị thuốc các loại. Theo đó, cứ khoảng 15 ngày, ông Hiểm đến các hộ cắt, tỉa những hàng rào cây thuốc nam này, sau đó hướng dẫn người dân thu hoạch, vận chuyển về phân loại, phơi khô và dự trữ.

Lan tỏa phong trào hàng rào thuốc nam - Ảnh 1.

Lương y Phạm Văn Hiểm cắt, tỉa một hàng rào cây thuốc nam để làm nguồn dược liệu

Chia sẻ về nghề, lương y Phạm Văn Hiểm cho biết không chỉ ông mà ai làm nghề này cũng cần cái tâm, niềm đam mê và tinh thần không ngừng học hỏi thì mới phục vụ người bệnh được tốt hơn. "Với tôi, niềm vui lớn nhất là thấy bệnh nhân khỏi bệnh và khỏe mạnh" - ông Phạm Văn Hiểm bộc bạch. Ông Hiểm còn vận động vợ, con tham gia các công tác thiện nguyện tại hội quán như: chặt, phân loại, phơi thuốc... vào thời gian rảnh rỗi. Hằng ngày, có rất đông người dân đến hội quán để nhờ bắt mạch, bốc thuốc. Đa phần những người đến đây là dân nghèo, hoàn cảnh khó khăn.

Ông Nguyễn Văn Tùng (47 tuổi, ngụ xã Tân Lộc) là người trước đó bị tai biến, sau khi bệnh tình thuyên giảm, cũng với mong muốn chia sẻ khó khăn và giúp đỡ những trường hợp giống mình, ông ở lại hội quán làm công quả đến nay đã hơn 20 năm. Nói về những định hướng sắp tới, ông Hiểm cho biết sẽ gắn bó trọn đời với nghề, đồng thời tích cực truyền nghề cho con, cháu tiếp tục công việc chữa bệnh cứu người.

Ông Nguyễn Văn Toàn, Chủ tịch UBND xã Tân Lộc, đánh giá việc vận động người dân trồng cây thuốc nam làm hàng rào của lương y Phạm Văn Hiểm đã góp phần thực hiện tiêu chí về môi trường trong việc xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, còn góp phần bảo tồn và tạo sự đa dạng về nguồn dược liệu để phục vụ việc khám chữa bệnh cho người dân.

"Việc làm của lương y Phạm Văn Hiểm rất có ý nghĩa đối với người dân và cộng đồng nơi đây. Thời gian tới, UBND xã sẽ tạo điều kiện thuận lợi để lương y Phạm Văn Hiểm phát triển và nhân rộng mô hình trên" - ông Toàn thông tin.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo