xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gỡ vướng dự án đường cao tốc

Bài và ảnh: Hiền Linh

Hậu Giang là tỉnh giải phóng mặt bằng nhanh so với các địa phương phía Đông có tuyến cao tốc Bắc - Nam đi qua, đạt 80%. Điều này góp phần tạo điều kiện cho dự án được thực hiện đúng tiến độ.

Xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang có 108 hộ bị ảnh hưởng bởi dự án đường cao tốc này. Ông Lê Văn Bé và gia đình sinh sống tại xã Tân Bình đã gần 80 năm nay. Khi có thông tin nhà nước thu hồi đất để làm tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Cà Mau, biết rằng hơn 4.000 m2 đất của gia đình - bao gồm 300 m2 thổ cư và 5 ngôi mộ - sẽ bị ảnh hưởng, ông không khỏi trăn trở.

"Tôi đang lo tìm nơi an nghỉ mới cho người thân đã khuất. Nếu dời mộ ra gần ruộng thì ít có cơ hội trông coi, vì gia đình tôi phải tái định cư chỗ khác rồi" - ông giải thích.

Gỡ vướng dự án đường cao tốc - Ảnh 1.

Ông Lê Văn Bé đã bàn giao mặt bằng đất gia đình để thực hiện tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Thế nhưng, từng công tác tại HĐND xã; từng đi vận động người dân thực hiện những chủ trương, chính sách mới; giờ đã nghỉ hưu, khi chính quyền địa phương tuyên truyền, họp dân thông báo về việc giải phóng mặt bằng cho tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, ông Bé liền gật đầu đồng ý không chút chần chừ.

Ông bày tỏ: "Nếu giao thông thuận tiện thì hàng hóa, nông sản được giá; rồi nhiều nhà máy, xí nghiệp đến đầu tư, người dân nông thôn có cơ hội phát triển kinh tế, tỉnh nhà ngày càng thịnh vượng. Do vậy, tôi rất đồng tình giao đất để thực hiện dự án. Về việc di dời mộ, nhà nước cũng đã hỗ trợ chi phí".

Đến nay, tất cả 108 hộ dân ở xã Tân Bình đều đồng ý bàn giao mặt bằng và nhận tiền bồi thường những đợt đầu tiên. Ông Phạm Công Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Bình, cho hay: "Khu tái định cư đã được xây dựng, bảo đảm chỗ ở cho người dân. Việc áp giá bồi thường cũng thỏa đáng nên người dân rất đồng tình. Đây là tín hiệu tích cực của địa phương trong việc góp phần hoàn thành tuyến cao tốc huyết mạch này".

Tuy nhiên, bên cạnh sự đồng thuận của những hộ dân nêu trên, tỉnh Hậu Giang còn vướng phải những bất cập xung quanh 20% mặt bằng còn lại. Theo đó, nhiều hộ kinh doanh ở xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy chưa đồng ý bàn giao mặt bằng vì cho rằng giá bồi thường thấp hơn thị trường.

Anh Nguyễn Duy Khánh, người có gần 10 năm kinh doanh đồ nội thất tại xã Vị Thắng, lý giải: "Cửa hàng tôi rộng khoảng 3.000 m2, việc đền bù giải phóng mặt bằng hiện giờ tôi chưa đồng ý. Nếu giá cả hợp lý thì tôi và bà con sẽ đồng tình ngay. Trước đây, tôi nghe nói sẽ bồi thường với giá ngang bằng hoặc hơn giá thị trường, song thực tế lại thấp hơn nhiều lần".

Dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 gồm 12 dự án thành phần với chiều dài khoảng 729 km. Trong đó, khu vực ĐBSCL có 2 dự án thành phần là Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau.

Theo ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, đoạn qua địa phận tỉnh này chiếm tới 57% chiều dài toàn tuyến Cần Thơ - Cà Mau. Do vậy, tỉnh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt việc giải phóng mặt bằng. Ban Quản lý Dự án Mỹ Thuận cũng đã phối hợp tích cực với tỉnh Hậu Giang, đề xuất Bộ Giao thông Vận tải tháo gỡ kịp thời vướng mắc cho địa phương trong khâu này.

ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH

Gỡ vướng dự án đường cao tốc - Ảnh 2.
Gỡ vướng dự án đường cao tốc - Ảnh 3.
Gỡ vướng dự án đường cao tốc - Ảnh 4.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo