xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thận trọng khi xây hồ chứa nước

Ca Linh - Hoàng Tuấn

Nhiều nhà khoa học cho rằng khi xây hồ chứa nước ngọt, nếu đào hồ sâu sẽ dễ nhiễm phèn, thậm chí nhiễm mặn đối với các vùng đất ven biển

Nhiều địa phương tại ĐBSCL có kế hoạch xây dựng hồ chứa nước ngọt để cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất của người dân trong mùa hạn, mặn. Mới đây, UBND tỉnh Trà Vinh có văn bản kiến ghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung dự án hạ tầng hồ chứa nước ngọt dọc bờ sông Láng Thé, vốn đầu tư 2.864 tỉ đồng, vào quy hoạch hồ thủy lợi giai đoạn 2021-2025.

Nhiều hồ quy mô lớn

Vị trí dự án được đề xuất nằm dọc sông Láng Thé chảy qua 3 xã Phương Thạnh, Đại Phúc, Đại Phước (huyện Càng Long), xã Nguyệt Hóa (huyện Châu Thành) và xã Long Đức (TP Trà Vinh). Dự án có diện tích hơn 24 ha, công trình gồm hệ thống 4 cống điều tiết mực nước phục vụ cho việc sản xuất ở các cửa sông, ngã ba sông Láng Thé, với tuyến kè dài hơn 13 km đê bao, kè bảo vệ bờ sông, đường giao thông, hệ thống cấp nước phục vụ sản xuất...

Thận trọng khi xây hồ chứa nước - Ảnh 1.

Nông dân trữ nước ngọt trong mùa hạn ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre .Ảnh: NGỌC TRINH

Mục tiêu của dự án nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước để chủ động cấp nước ngọt cho sản xuất, sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ cho TP Trà Vinh, huyện Càng Long và huyện Châu Thành trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong thời gian tới. 

Đồng thời, phòng chống xâm nhập mặn và triều cường, tiêu ngập úng, sạt lở bờ sông đang diễn ra trên địa bàn các xã vùng dự án; tạo và kết nối các tuyến đường giao thông bảo đảm giao thương, trao đổi hàng hóa nông sản góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn dự án.

Trong khi đó, tại Bến Tre, vào tháng 9-2020, UBND tỉnh cũng đã thông tin với báo chí là xây dựng hồ chứa nước ngọt thứ hai tại khu Lạc Địa, xã Phú Lễ, huyện Ba Tri. Quy mô dự án khoảng 121 ha, với tổng mức đầu tư trên 352 tỉ đồng. 

Theo đó, mục tiêu đầu tư xây dựng mới hồ trữ nước ngọt phục vụ sinh hoạt và sản xuất của người dân huyện Ba Tri kết hợp với bảo tồn, quy hoạch xây dựng khu di tích căn cứ cách mạng Bưng Lạc Địa; quy hoạch xây dựng khu dân cư tập trung nhằm sắp xếp, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai, sinh thái khu Lạc Địa để phát triển kinh tế - xã hội huyện. Khi hoàn thành, đây là hồ chứa nước ngọt lớn nhất miền Tây. Theo lãnh đạo tỉnh Bến Tre, đợt hạn mặn khốc liệt năm 2016 cho thấy việc xây dựng hồ trữ ngọt quy mô lớn là rất cần thiết.

Thận trọng khi xây hồ chứa nước - Ảnh 2.

Hồ chứa nước Dương Đông không đủ cung cấp nước cho người dân TP Phú Quốc (Kiên Giang) .Ảnh: HOÀNG TUẤN

Theo Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang, hiện nay hệ thống cấp nước sạch cho các xã, phường ở TP Phú Quốc hoạt động gần hết công suất. Nhà máy Nước Dương Đông có công suất thiết kế 24.000 m3/ngày thì cung cấp khoảng 21.000-23.000 m3/ngày. 

Nguyên nhân do nhu cầu sử dụng nước tăng vượt dự báo, nên những năm tới sẽ khó đáp ứng nếu không tăng công suất. Ngoài nhà máy Nước Dương Đông, thì các cụm dân cư xa cũng được sử dụng nước sạch qua các trạm cấp nước tập trung nên việc dự trữ nguồn nước sạch rất cấp bách.

Dự báo nhu cầu sử dụng nước sạch đến năm 2030, TP Phú Quốc cung cấp nước sạch cho khoảng 500.000 người, với công suất 120.000 m3/ngày. Đồng thời, phải thu gom và xử lý khoảng 72.000 m3 nước thải/ngày, trong đó gần 5.000 m3 là nước thải công nghiệp.

Ông Phạm Văn Nghiệp, Phó Chủ tịch UBND TP Phú Quốc, cho biết vấn đề quản lý nguồn nước ở Phú Quốc đã trở nên cấp bách từ nhiều năm nay. 

Để quản ký nguồn nước sạch một cách hiệu quả và đủ nguồn nước cung cấp cho người dân, TP Phú Quốc cũng như tỉnh Kiên Giang đã chú trọng đầu tư xây dựng các hồ chứa nước và nhà máy cấp nước mới ở Cửa Cạn, Rạch Cá, Rạch Tràm và hồ Suối Lớn, nâng cấp mở rộng hồ chứa nước Dương Đông để tích nước trong mùa mưa. Đồng thời, hạn chế thấp nhất việc khai thác nước ngầm.

UBND TP Phú Quốc cũng đã lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, đề xuất các bộ, ngành trung ương và trình Chính phủ phê duyệt danh mục đầu tư hồ chứa nước có quy mô lớn, hệ thống cấp thoát nước và xử lý thu gom nước thải để tận dụng tốt nguồn nước vốn có cung cấp cho người dân.

Cần cân nhắc kỹ

Hồ chức nước ngọt kênh Lấp (huyện Ba Tri) dài gần 5 km, rộng 40-100 m, sức chứa 1 triệu m3, kinh phí 85 tỉ đồng, được đưa vào sử dụng năm 2019. Tuy nhiên, đợt hạn mặn vừa qua, hồ cũng cạn trơ đáy. 

Như vậy, đặt ra câu hỏi có cần thiết xây dựng hồ chứa nước ngọt hay không? ThS Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập nghiên cứu về sinh thái ĐBSCL, cho rằng trong bối cảnh này, cần đặt việc giải quyết nhu cầu nước ngọt cho sinh hoạt của người dân ở những vùng có thể ảnh hưởng mặn là ưu tiên số một. Nếu chọn phương án làm các công trình ao, hồ, hay kênh trữ ngọt cho sinh hoạt cho vùng ven biển, có một số vấn đề cần cân nhắc cẩn thận.

ThS Thiện đưa ra 4 đề xuất: Thứ nhất, cần rạch ròi giữa nguồn nước cho sinh hoạt và nguồn nước cho sản xuất. Công trình trữ nước cho sản xuất khó có thể đáp ứng tiêu chuẩn cho nước sinh hoạt vì có thể bị ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hữu cơ hay tích tụ độc chất vô cơ. Nước trữ trong ao, hồ là nước tĩnh, do đó hàm lượng ôxy trong nước là thấp và ít có khả năng tự làm sạch. Do đó phải bảo đảm cắt mọi nguồn ô nhiễm có thể có vào nguồn nước này.

Thứ hai, cân nhắc giữa việc làm nhiều công trình nhỏ phân tán và một công trình lớn tập trung vì khi làm công trình lớn tập trung có thể tiện lợi cho việc quản lý, lắp đặt nhà máy xử lý nước nhưng khoảng cách đến nhiều người dùng nước phân bố phân tán thì có thể xa và tốn kém, làm tăng giá thành của nước.

Thứ ba, các công trình ao, hồ, hay kênh trữ nước cần đặc biệt tính toán đến lượng thất thoát nước. Lượng bốc hơi mặt thoáng vào mùa khô nắng nóng ít nhất là 5-6 mm/ngày, tức khoảng 150-180 mm/tháng và trong 6 tháng mùa khô đã mất gần 1 m nước, chưa kể thất thoát do thấm ngang và thấm dọc.

Lượng thất thoát do thấm ngang, thấm dọc sẽ rất lớn nếu đất có hàm lượng cát nhiều, đặc biệt là vùng ven biển ở vùng cửa sông Cửu Long là nơi có rất nhiều giồng cát. Với lượng thất thoát lớn thì đòi hỏi ao, hồ, kênh mương đó phải đủ sâu vài mét, chứa được nhiều nước để bù bốc hơi, thấm. Nhưng khi đào sâu thì lại phải xem xét có chạm đến tầng sinh phèn bên dưới hay không.

Thứ tư, do đặc điểm đất ven biển có thể có hàm lượng cát nhiều dễ thấm, khi làm ao hồ sâu để trữ nước thì có thể gặp phải thủy cấp mặn và có khả năng bị mặn thấm ngược vào trong, đặc biệt là khi mực nước ngọt trong ao, hồ thấp hơn mực thủy cấp mặn xung quanh. Thủy cấp mặn có thể lên cao theo những chu kỳ nước lớn, ròng hằng ngày và vào những kỳ nước rong vào ngày rằm và 30 âm lịch.

Không nên đào đất quá sâu

PGS-TS Lê Anh Tuấn, cố vấn khoa học tại Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu, giảng viên cao cấp Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên (ĐH Cần Thơ), khẳng định việc xây hồ chứa nước ngọt là cần thiết nhưng xây quy mô như thế nào thì cần phải khảo sát kỹ vùng đất đó. "Không nên đào quá sâu vì hiện trạng đất ở ĐBSCL nếu đào sâu sẽ đụng phèn và rút nước các vùng xung quanh đổ về hồ đó. Tôi cho rằng diện tích hồ chứa không nên quá 500.000 m3, nhiều nơi đề xuất 1 tỉ m3 nhưng sẽ khó kiểm soát sự mất nước ở đó" - PGS-TS Lê Anh Tuấn khuyến cáo.

ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH

Thận trọng khi xây hồ chứa nước - Ảnh 4.
Thận trọng khi xây hồ chứa nước - Ảnh 5.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo