xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Loay hoay hạ nhiệt "cơn sốt hát"

Kỳ Nam - Hồng Ánh - Cao Nguyên

Nhiều vụ án mạng xảy ra chỉ vì tiếng ồn từ karaoke, nhạc sống nhưng nhiều địa phương vẫn đang lúng túng trong công tác quản lý

Ngày 2-5, Công an tỉnh Khánh Hòa cho biết đang tạm giữ hình sự Lê Văn Quý (SN 1994) để điều tra, xử lý hành vi giết người.

Giết người vì tiếng hát

Tối 30-4, tại khu nhà trọ ở thôn Phước Lợi, xã Phước Đồng, TP Nha Trang, ông Bùi Nguyễn Phúc Hùng (SN 1966, thuê phòng trọ cùng dãy trọ với Quý) tổ chức ăn nhậu và hát karaoke. Nghe ồn ào, Quý sang phòng ông Hùng nhắc vặn nhỏ âm thanh nhưng nhóm ông Hùng cự cãi. Bực tức, Quý về phòng trọ lấy con dao nhọn sang đâm ông Hùng tử vong tại chỗ.

Ông Bùi Cao Pháp, Chủ tịch UBND xã Phước Đồng, cho biết sau vụ án mạng, địa phương đã yêu cầu các hộ kinh doanh nhà trọ khi hợp đồng cho thuê phòng phải bổ sung điều khoản không được gây ồn ào, mất trật tự. "Thực tế là mạnh ai nấy hát, bất chấp hàng xóm có con nhỏ, người già. Còn chế tài quản lý hay xử phạt hộ gia đình thì rất khó" - ông Pháp nói.

Loay hoay hạ nhiệt cơn sốt hát - Ảnh 1.

Nhiều địa phương đang nở rộ hoạt động hát karaoke, nhạc sống Ảnh: KỲ NAM

Tại tỉnh Đắk Lắk cũng xảy ra 1 vụ tương tự. Anh Lê Quý (xã Hòa Phong, huyện Krông Bông) tổ chức uống rượu và hát karaoke tại nhà vào ban đêm. Bức xúc vì không ngủ được, ông Võ Khắc Duy (hàng xóm) sang nhắc nhở. Tưởng rằng mọi chuyện đã êm nhưng đến 4 giờ hôm sau, anh Lê Quý mang theo một con dao sang nhà ông Duy để nói chuyện và bị ông Duy đâm chết.

Tháng 8-2017, UBND tỉnh Phú Yên từng ra chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ gây tiếng ồn làm mất an ninh - trật tự tại khu dân cư. Theo đó, yêu cầu các sở ngành liên quan và địa phương tăng cường công tác quản lý nhằm kiểm soát, hạn chế việc gây tiếng ồn, làm mất an ninh - trật tự từ dịch vụ nói trên.

Tuy nhiên đến nay, việc quản lý vẫn chưa đến đâu, trong khi dịch vụ này lại đang nở rộ. "Chỉ cần 1 cái loa công suất lớn kết nối bluetooth, 1 smartphone và 1 micro với giá thuê 20.000 đồng/giờ là có thể hát "thả ga". Hết phố rồi giờ đến quê. Đêm nào cũng nghe ầm ầm như vậy" - ông Nguyễn Văn Hùng (ở xã An Mỹ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) phản ánh.

Không có luật cấm hát

Ông Huỳnh Từ Nhân, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Quản lý Văn hóa Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) tỉnh Phú Yên, thừa nhận rất khó để quản lý việc hát nhạc sống, karaoke. "Họ được phép vui chơi giải trí, hưởng thụ văn hóa. Đâu có luật nào cấm họ hát, cấm họ kinh doanh các dịch vụ ấy đâu" - ông Nhân lý giải. Cũng theo ông Nhân, người dân cho rằng hát karaoke, nhạc sống gây ồn ào là liên quan đến văn hóa, nhưng thực tế, họ không sai về mặt văn hóa mà chỉ vi phạm an ninh - trật tự địa phương.

Ông Nguyễn Ngọc Thái, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Phú Yên, cho biết giữa tháng 5-2019, đoàn liên ngành của tỉnh sẽ kiểm tra toàn bộ tình hình kinh doanh dịch vụ và hoạt động hát karaoke, nhạc sống trên địa bàn, từ đó đề xuất UBND tỉnh các giải pháp căn cơ nhằm "hạ nhiệt cơn sốt hát".

Trong khi đó, ông Lê Văn Hoa, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Khánh Hòa, thừa nhận tình trạng karaoke gia đình đang là bức xúc hiện nay của nhiều địa phương. Tuy nhiên, ông lại cho rằng việc xử lý hành vi ồn ào, mất trật tự nơi công cộng là trách nhiệm của chính quyền địa phương.

Ông Đinh Văn Cường, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin TP Nha Trang, cũng cho rằng đơn vị chỉ quản lý những cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke còn với loa kéo, karaoke gia đình thì TP giao cho địa phương chỉ đạo công an xã, phường, tổ dân phố xử lý. "Vừa qua, một số cơ sở karaoke gây tiếng ồn bị người dân, cử tri phản ánh. Chúng tôi đã phối hợp đo tiếng ồn và tham mưu ra quyết định xử phạt 5-7 triệu đồng/trường hợp" - ông Cường nói.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Hà, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Đắk Lắk, cho hay thời gian qua, thanh tra sở đã lập kế hoạch kiểm tra việc việc tổ chức hát karaoke gây ồn ào ở khu dân cư nhưng chủ yếu là nhắc nhở để người dân hiểu và chấp hành.

Cần trang bị máy đo tiếng ồn

Theo ông Huỳnh Từ Nhân, để xử lý việc hát nhạc sống, karaoke gây ồn thì mỗi địa phương phải có máy đo tiếng ồn và người đo phải có chứng chỉ hẳn hoi. Tỉnh Phú Yên vừa phối hợp với Viện Môi trường và Tài nguyên (thuộc ĐHQG TP HCM) tổ chức lớp tập huấn và cấp chứng chỉ đo tiếng ồn cho hơn 100 học viên các xã, phường. "Hiện nay, chỉ một số xã, phường đã mua được máy đo tiếng ồn nhưng vẫn còn nhiều địa phương chưa mua được do tình hình tài chính" - ông Nhân nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo