xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vươn lên từ những vườn hồng cổ

Bài và ảnh: Đức Ngọc

Nhiều năm nay, những vườn hồng cổ dưới chân núi Đại Huệ luôn sai trĩu quả, giúp người dân huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An có cuộc sống ổn định, nhiều hộ trở nên khá giả. Đây là loại cây quý đang được địa phương chọn phát triển kinh tế và du lịch sinh thái

Những ngày đầu tháng 11-2022, chúng tôi đến xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An - nơi được xem là thủ phủ của cây hồng ở xứ Nghệ. Thời điểm này, những vườn hồng vào vụ thu hoạch nên đi tới đâu cũng thấy quả chín trĩu cành.

Nổi tiếng thơm ngon

Theo người dân địa phương, cây hồng được trồng dưới chân núi Đại Huệ, xã Nam Anh từ hàng trăm năm trước. Đây là loại cây bản địa, có nguồn gien quý hiếm, phù hợp với đặc thù địa lý, sinh thái và thổ nhưỡng dưới chân núi Đại Huệ. Cây hồng ít phải chăm sóc, 1 năm chỉ bón phân 1 lần, tuổi thọ cao, thân cành dẻo nên chống chọi được với mưa bão, mang lại hiệu quả kinh tế cao so với các loại cây trồng khác.

Anh Phạm Tiến Toản - trú xóm 7, xã Nam Anh - không giấu được niềm vui khi mùa hồng năm nay bán được giá. "Trồng cây hồng không tốn nhiều công chăm sóc so với các loại cây khác mà hiệu quả kinh tế lại cao. Trái hồng năm nay được giá, bình quân 25.000 - 35.000 đồng/kg. Nhà tôi trồng 30 cây hồng cổ, bình quân đến vụ thu hoạch đem lại cho gia đình 20-30 triệu đồng. Nhờ cây hồng mà gia đình tôi có nguồn thu nhập ổn định nhiều năm nay" - anh cho biết.

Vươn lên từ những vườn hồng cổ - Ảnh 1.

Nhờ trồng cây hồng cổ mà đời sống người dân nhiều xã ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An ổn định

Cây hồng ở Nam Anh có nhiều loại: hồng trứng, hồng cậy… Hồng cổ trong quá trình trồng, thu hoạch không hề sử dụng hóa chất bảo quản. Sau khi hái quả, tùy từng loại mà được ủ khô hoặc ngâm trong nước để làm chín. Hồng ủ thì chín mềm, chuyển màu đỏ thắm; còn hồng ngâm thì giòn và vẫn giữ màu vàng tươi.

"Hồng Nam Anh nổi tiếng thơm ngon, đến mùa thu hoạch thì thương lái đến tận vườn thu mua mang đi các vùng lân cận và các tỉnh, thành phía Bắc tiêu thụ. Nhà tôi trồng 80 gốc hồng, đến mùa thu hoạch được hàng trăm triệu đồng" - anh Trần Văn Hòa, trú xã Nam Anh, khoe.

Xã Nam Anh có hơn 300 hộ dân trồng hồng với diện tích khoảng 180 ha, rải đều các xóm dưới chân núi Đại Huệ. Theo người dân địa phương, mỗi cây hồng tốt 1 năm trung bình cho khoảng 150-200 kg quả. Gia đình nào trồng được nhiều hồng có thể thu nhập hàng trăm triệu đồng một mùa.

Theo ông Hồ Viết Hoa, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nam Anh, bình quân mỗi vụ thu hoạch, những vườn hồng ở xã cho sản lượng khoảng 400-500 tấn quả. Nhờ có cây hồng mà nhiều hộ dân xã Nam Anh đã vươn lên làm giàu trên đất quê hương.

Nhân rộng mô hình

Ngoài việc cho quả, vài năm gần đây, những vườn hồng cổ thụ đẹp như miền cổ tích ở xã Nam Anh đã trở thành điểm tham quan, du lịch sinh thái. Vào thời điểm quả hồng chín vàng óng, mỗi ngày có hàng ngàn du khách đến các khu vườn tham quan, chụp ảnh. Hiện tại, nhiều chủ vườn hồng ở Nam Anh thu được hàng triệu đồng mỗi ngày nhờ du khách tham quan.

"Khu vườn hồng rất đẹp, nhiều cây sống hàng trăm năm là điểm đến ưa thích của du khách, nhất là các bạn trẻ có đam mê khám phá, trải nghiệm những cảnh quan mới lạ" - chị Trần Thị Thủy - một du khách đến từ TP Vinh, tỉnh Nghệ An đang tham quan khu vườn hồng cổ ở xã Nam Anh - bày tỏ.

Vươn lên từ những vườn hồng cổ - Ảnh 2.

Các vườn hồng trở thành điểm du lịch sinh thái, thu hút hàng ngàn người đến tham quan

Ông Hồ Viết Sỹ, Chủ tịch UBND xã Nam Anh, cho biết hồng là cây kinh tế chủ lực của địa phương. Xã đang khuyến khích người dân mở rộng diện tích để tạo ra vùng sản xuất hàng hóa.

"Chính quyền địa phương cũng đang tăng cường quảng bá thương hiệu hồng Nam Anh đến người tiêu dùng khắp cả nước. Ngoài ra, chúng tôi còn mở rộng mô hình trồng cây hồng gắn liền với phát triển du lịch sinh thái nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân" - ông Sỹ nhấn mạnh.

Theo ông Hồ Sĩ Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đàn, ngoài Nam Anh, cây hồng còn được trồng ở các xã Nam Hưng, Nam Xuân..., đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương. Nhờ trồng cây hồng, đời sống của người dân các xã này khá ổn định.

"Nhiều hộ dân địa phương đang quy hoạch vườn hồng của mình trở thành điểm tham quan du lịch, thu hút hàng ngàn du khách vào mùa thu hoạch quả. Bước đầu, việc trồng cây hồng gắn với du lịch sinh thái đã cho thấy hiệu quả kinh tế. Đây là một mô hình trong chương trình nông thôn mới kiểu mẫu tại địa phương mà chúng tôi sẽ nhân rộng trong thời gian tới" - ông Hải khẳng định. 

Bảo tồn giống hồng quý Nam Anh

Từ năm 2018, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An đã có nhiều phương án phục tráng giống hồng Nam Anh, nhằm bảo tồn nguồn gốc và giống gien quý hiếm.

Cụ thể, người dân được hướng dẫn chiết, ghép để tạo ra hàng ngàn cây giống mới, trồng trên diện tích khoảng 3 ha. Đối với những gốc hồng còn khỏe, các cán bộ khoa học tổ chức hướng dẫn ghép giống tốt vào để tạo ra những cây cho sản lượng cao, chất lượng quả tốt.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo