Nhịp sống
27/08/2021 19:19

Chủ các cửa hàng ăn uống tại TP HCM: “Không biết trụ được tới bao giờ”

Đợt bùng phát thứ 4 của dịch COVID-19 tại Việt Nam đã kéo dài gần 4 tháng , tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội, khiến hàng triệu hoàn cảnh rơi vào tình huống khó khăn. Vốn là nguồn thu nhập, nơi mưu sinh hằng ngày của rất nhiều người dân, nhưng giờ đây, những nhà hàng, quán ăn lại phải tạm dừng hoạt động, cùng lúc gánh trên mình hàng chục khoản chi phí mà không biết ngày nào được mở cửa trở lại…

Muôn vàn nỗi lo chồng chất

"Rứa là quán tôi đóng cửa hơn 2 tháng ni rồi. Cả nhà tôi có quán ni để làm ăn thôi, à còn của 8 nhân viên khác nữa, mà chừ không có đồng ra đồng vô, lại phải trả chi phí mặt bằng, sinh hoạt, hỗ trợ mấy bạn ở quê nên cực lắm ạ" – Chậm rãi, ngậm ngùi bằng chất giọng Quảng Trị đặc trưng, vợ chồng chị Thảo, chủ của một cửa hàng ăn uống bình dân tại Quận 8 chia sẻ. Cả gia đình khăn gói rời quê hương vào TP HCM làm ăn, anh chị từng mơ ước sẽ có cuộc sống ổn định vì nghe người ta bảo nhau rằng "đất Sài Gòn này dễ sống lắm". Nhờ chăm chỉ làm ăn, hai vợ chồng chị có được một quán ăn nhỏ, trang trải sinh hoạt, nuôi con, gửi về hỗ trợ bố mẹ già và cũng tạo ra nguồn thu nhập cho 8 nhân viên khác. Từ ngày quán tạm dừng hoạt động, mọi thứ dường như ngưng trệ, duy chỉ có chi phí và những nỗi lo vẫn gia tăng từng ngày. Chị Thảo, quay mặt đi thở dài: "Tụi tôi biết ai cũng khó khăn hết, nên dù nghỉ nhưng cũng cố gắng hỗ trợ cho các bạn nhân viên mỗi tháng 1.500.000 đồng để hết dịch họ còn làm với mình. Có một bạn ở lại với vợ chồng tôi luôn, vì nhà xa quá nên mắc kẹt ở đây".

Chủ các cửa hàng ăn uống tại TP HCM: “Không biết trụ được tới bao giờ” - Ảnh 1.

Quán bê thui của vợ chồng anh Hân, chị Thảo đã đóng cửa im ỉm nhiều tháng nay

Hai vợ chồng anh Hân, chị Thảo là một trong số rất nhiều các hộ kinh doanh buôn bán quán ăn, nhà hàng tại TP HCM chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19. Chị Minh Thi, chủ quán nhậu Đồng Ngọc ở huyện Nhà Bè trải lòng: "Dịch đóng cửa là chị ở nhà luôn, không có thu nhập gì luôn. Cà phê trà sữa người ta còn được ship mang về, chứ chị bán quán nhậu, đâu có ai mua. Cũng may chị thuê nhà từ người quen nên chi phí tầm 10.000.000 một tháng, nhiều chắc chị phá sản luôn. Nhưng chị không biết trụ được tới bao giờ nữa".

Chủ các cửa hàng ăn uống tại TP HCM: “Không biết trụ được tới bao giờ” - Ảnh 2.

Những quán nhậu san sát nhau chịu chung cảnh tạm ngưng hoạt động

Dịch đã kéo dài hơn 4 tháng cũng là chừng ấy thời gian anh Luận, kinh doanh tại quận 7 phải đóng cửa quán. Trước đây lúc chưa có biến cố, quán anh làm ăn cũng ổn định, số lượng nhân viên lên đến 19 người, từ nhiều miền quê khác nhau, cùng đến TP HCM để làm thuê kiếm sống. Từ ngày có chỉ thị, anh Luận cố sử dụng tiền tích lũy để trang trải qua ngày. "Mỗi tháng tôi trả 75% chi phí mặt bằng, vẫn ăn uống sinh hoạt nhưng có làm ra được đồng nào đâu. Tôi cũng không dư dả nên không giúp được mấy anh em trong quán, chỉ biết cho họ ở cùng lại đây, bớt được khoảng nào thì bớt" – anh Luận kể.

Chủ các cửa hàng ăn uống tại TP HCM: “Không biết trụ được tới bao giờ” - Ảnh 3.

Anh Luận dọn dẹp quán đã lâu ngày không hoạt động

Vợ chồng chị Thảo, chị Thi hay anh Luận mỗi ngày mở mắt đều thấy khó khăn hơn vì nhiều khoản nợ, khoản phải chi chồng chất. Chỉ khi nào họ được mở cửa, các anh chị và những người lao động bám trụ vào những cửa hàng đó mới có cơ hội thoát khỏi cảnh khốn khó.

Mở cửa trở lại – ước mơ nhỏ nhoi nhưng cũng lớn lao nhất

"Khó khăn lớn nhất là không biết đến khi nào mới có thể bán lại, cũng là mong ước lớn nhất của tôi bây giờ" – anh Luận chia sẻ. Nguồn thu thì đóng băng, một loạt các chi phí khác vẫn đang gồng gánh, các cửa hàng ăn uống, hàng quán kinh doanh chính là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất tại TP HCM.

Từng đặt mục tiêu sau vài năm làm ăn có thể mở rộng diện tích quán, trang bị thêm những vật dụng, thiết bị vệ sinh tốt hơn, lại có thêm thu nhập để hỗ trợ bố mẹ già ở quê, vì ông bà đã lớn tuổi mà không có người thân bên cạnh chăm sóc, thế nhưng giờ đây, vợ chồng chị Thảo chỉ mong cầu có thể hoạt động lại để trang trải cuộc sống nơi đất khách quê người. "Tôi cũng mong được hỗ trợ lắm chứ, các nhà hảo tâm, chính quyền địa phương, nhưng giờ ai cũng khổ nên tôi không đòi hỏi gì" – anh, chị nghẹn ngào.

Chủ các cửa hàng ăn uống tại TP HCM: “Không biết trụ được tới bao giờ” - Ảnh 4.

Vợ chồng anh Hân chị Thảo đều là những người lao động từ phương xa đến TP HCM trang trải cuộc sống

Ước mơ hết dịch, cuộc sống trở lại nhịp độ bình thường có lẽ không phải là mong mỏi của riêng bất kì cá nhân nào, mà sẽ là niềm hạnh phúc của rất nhiều người, đặc biệt là những người dân lao động, người vô gia cư và cả những người kinh doanh hàng quán. Dẫu biết "bán lại thì không biết có khách không, khách chậm thì cũng khó khăn" nhưng anh Luận vẫn không ngừng tin tưởng "nói chung, còn chờ được mở cửa lại là còn hy vọng".

Chủ các cửa hàng ăn uống tại TP HCM: “Không biết trụ được tới bao giờ” - Ảnh 5.

Anh Luận vẫn không ngừng hy vọng và tin tưởng sẽ được mở cửa trở lại sớm

Hơn lúc nào hết, đây chính là thời điểm những hộ kinh doanh cá thể, nhỏ lẻ như chị Thi, vợ chồng chị Thảo, anh Luận và hàng trăm nghìn tiểu thương nhỏ đang cần sự hỗ trợ và chung tay từ cộng đồng, không chỉ để tiếp thêm sức mạnh vượt qua giai đoạn khó khăn này, mà còn gián tiếp giúp cuộc sống của rất nhiều người phụ thuộc vào các cửa hàng có thể tiếp tục bám trụ miền đất này. Cùng nhau, chúng ta nhất định sẽ chiến thắng đại dịch!

P. Q

Viết bình luận

“Trốn cả thế giới” - về với thiên nhiên giữa đại ngàn Yang Bay

“Trốn cả thế giới” - về với thiên nhiên giữa đại ngàn Yang Bay

Điểm đến hấp dẫn 18:01

Du lịch sinh thái, trải nghiệm và khám phá núi rừng chắc hẳn không còn xa lạ với những tín đồ “cuồng chân” và đang trở thành xu hướng của giới trẻ để tìm về không gian yên bình.

Chiến lược kiến tạo nên những màn “bứt tốc” của TPBank

Chiến lược kiến tạo nên những màn “bứt tốc” của TPBank

Ngân hàng 17:30

Chiến lược tập trung hướng đến khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh từ lâu đã định vị TPBank ở nhóm hàng đầu trong kiến tạo xu hướng ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam.

Nghỉ Lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ Lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Ngân hàng 17:29

Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30-4 và 1-5 dành cho khách hàng.

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn hỗ trợ nước sạch cho bà con huyện Tân Phú Đông

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn hỗ trợ nước sạch cho bà con huyện Tân Phú Đông

Hoạt động cộng đồng 16:08

Ngày 26-4, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) đã đến huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) để hỗ trợ 40.000m3 nước, trao tặng 5.000 túi chứa nước loại 5 lít và hỗ trợ xe bồn vận chuyển nước sạch nhằm giúp người dân vượt qua hạn, mặn đang diễn ra gay gắt.

ABBank tiếp tục dành nhiều nguồn lực đầu tư ngân hàng số và hỗ trợ doanh nghiệp

ABBank tiếp tục dành nhiều nguồn lực đầu tư ngân hàng số và hỗ trợ doanh nghiệp

Ngân hàng 16:08

Kết thúc quý I-2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.

VIETBANK báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức

VIETBANK báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức

Thị trường 15:05

Ngày 26-4-2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

Sản phẩm 14:37

Trên nền tảng sữa tươi sạch, đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK liên tục mang tới cho người tiêu dùng những sản phẩm mới thể hiện rõ nét sự sáng tạo, đột phá và tính tiên phong trong công thức dinh dưỡng.