xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Án trong lĩnh vực kinh doanh thương mại tăng đột biến

TỐ BÌNH

Ngày 8-11, TAND TPHCM đã tổng kết công tác năm 2006. Qua các tham luận, nổi bật 2 vấn đề thực tiễn giải quyết án trong lĩnh vực kinh doanh thương mại và kinh nghiệm trong công tác xét xử tội phạm tham nhũng.

Cần bổ sung Pháp lệnh Trọng tài thương mại

Theo báo cáo của Tòa Kinh tế TAND TPHCM, năm 2006, việc thụ lý và giải quyết tranh chấp về kinh doanh thương mại tại TAND TPHCM đã tăng đột biến so với năm 2005. Theo đó, năm 2005, toàn ngành thụ lý 478 vụ việc kinh doanh thương mại, năm 2006 thụ lý 1.078 vụ, tăng 600 vụ. Đại diện Tòa Kinh tế TAND TPHCM cho biết, trong quá trình áp dụng pháp luật còn gặp một số vướng mắc. Cụ thể, Pháp lệnh Trọng tài thương mại quy định: “Trong quá trình Hội đồng Trọng tài giải quyết vụ tranh chấp, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại, thì các bên có quyền làm đơn đến tòa án nơi Hội đồng Trọng tài thụ lý vụ tranh chấp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời...”.

Thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Tòa Kinh tế TAND TPHCM, có nhiều tranh chấp kinh doanh thương mại mà một bên là doanh nghiệp Việt Nam, một bên là doanh nghiệp nước ngoài. Trong hợp đồng các bên thỏa thuận khi có tranh chấp phát sinh, các bên chọn trọng tài nước ngoài là cơ quan giải quyết và công nhận phán quyết của trọng tài nước ngoài là chung thẩm. Chính vì lẽ đó, khi có sự tranh chấp phát sinh, doanh nghiệp Việt Nam làm đơn yêu cầu TAND TPHCM áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo đảm quyền lợi của mình không bị xâm hại thì không được thụ lý vì không thuộc thẩm quyền của TAND TPHCM.

Để giải quyết vướng mắc trên, Tòa Kinh tế TAND TPHCM kiến nghị bổ sung một điều trong Pháp lệnh Trọng tài thương mại. Đó là: “Trong quá trình hội đồng giải quyết vụ tranh chấp nếu quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại thì các bên có quyền làm đơn đến tòa án nơi xảy ra tranh chấp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời”.

Bảy bài học trong các vụ án tham nhũng

Trong bản tham luận của Tòa Hình sự TAND TPHCM đã nêu lên 7 bài học trong quá trình xét xử án tham nhũng. Thứ nhất, là trách nhiệm và trình độ quản lý của thủ trưởng đơn vị quá yếu kém. Điển hình là vụ Phạm Văn Hòa (cán bộ của Sở LĐ-TB-XH TPHCM) chỉ là người được lãnh đạo giao nhiệm vụ chuyển séc, ủy nhiệm chi nhưng với thủ đoạn điền thêm số liệu vào giấy tờ mà thủ trưởng đã ký đã chiếm đoạt 1,7 tỉ đồng. Sự việc kéo dài hơn 2 năm nhưng đơn vị không biết trong khi cá nhân ông Hòa có những biểu hiện nghi vấn bất minh về quan hệ tình cảm, cờ bạc, chơi số đề... Thứ hai, là cơ chế kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng, quản lý, luân chuyển tài sản có sơ hở. Thứ ba, là giao tài sản cho nhân viên quản lý nhưng không có biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Cụ thể là vụ chiếm đoạt hơn 600 triệu đồng học phí của sinh viên do Lê Đức Trí và Hoàng Đức Tâm (Trường Đại học Luật TPHCM) thực hiện. Thứ tư, là các quy định về nhà đất, thủ tục đền bù giải tỏa... không được công khai rõ ràng là cơ hội cho cán bộ sách nhiễu. Thứ năm, là gian lận trong công tác để chiếm đoạt tài sản. Thứ sáu, là có sự cấu kết của nhiều người trong nhiều cơ quan khác nhau. Thứ bảy, là tham nhũng trong các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Tòa Hình sự TAND TPHCM đề nghị Quốc hội mở rộng khái niệm “tội phạm tham nhũng”, theo đó phải bao gồm những hành vi chiếm đoạt tài sản mà có yếu tố lợi dụng chức vụ quyền hạn...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo