xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Có dễ hủy phán quyết trọng tài?

Di Lâm

Nhiều doanh nghiệp thất bại khi khởi kiện vì quyết định tài phán đa phần được tòa án công nhận

Điển hình năm 2014, Công ty CP Tập đoàn Xây dựng H (Công ty H, nguyên đơn) và Công ty CP Tập đoàn F (Công ty F, bị đơn) ký hợp đồng thi công xây dựng công trình có giá trị tạm tính gần 738 tỉ đồng.

Từ tháng 8-2015, nguyên đơn bàn giao công trình như thỏa thuận nhưng bị đơn không thanh toán dứt điểm khoản nợ hợp đồng (gần 163,8 tỉ đồng). Từ đó, hai doanh nghiệp bắt đầu kiện tụng.

Không thể "phản tố"

Qua nhiều lần xử lý công nợ, hai bên thống nhất nợ và lãi chậm thanh toán là hơn 213 tỉ đồng. Sau đó, bị đơn gửi công văn tuyên bố chỉ trả nguyên đơn hơn 52,7 tỉ đồng với lý do nguyên đơn làm chậm tiến độ dự án. Phản đối, nguyên đơn cho rằng từ lúc khởi công đến lúc hoàn thành công trình, nguyên đơn tuyệt đối tuân thủ mọi nghĩa vụ như cam kết ở hợp đồng.

Kiện ra Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), nguyên đơn yêu cầu bị đơn thanh toán toàn bộ số nợ theo hợp đồng, gồm: nợ gốc, tiền phạt do chậm trả, lãi chậm trả cùng phí luật sư. Hội đồng Trọng tài đã kết luận bị đơn có nghĩa vụ thanh toán hơn 234,9 tỉ đồng.

Bị đơn gửi đơn yêu cầu tòa án hủy phán quyết trọng tài vì cho rằng Hội đồng Trọng tài không xem xét khách quan tài liệu vụ việc, sai lầm khi đánh giá chứng cứ, ban hành quyết định trái nguyên tắc cơ bản của pháp luật.

Sau khi mở phiên họp đánh giá sự việc, tòa án không chấp nhận yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Tại quyết định về yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, hội đồng xét đơn nhắc đến nhiều tài liệu chứng minh hội đồng trọng tài phân xử hợp lý, đúng luật. 

Cụ thể, đại diện bị đơn ký tên vào biên bản, xác nhận không khiếu nại thủ tục trọng tài, không phản đối tính xác thực ở những chứng cứ mà các bên giao nộp. Đối với khoản nợ, tòa án nhận thấy hội đồng trọng tài không sử dụng chứng cứ giả mạo, không vi phạm nguyên tắc pháp luật cơ bản. Như vậy, pháp luật chấp nhận phương án xử lý mà hội đồng trọng tài áp dụng đối với tình huống này.

Đánh giá toàn bộ hồ sơ cùng quan điểm các bên, tòa án kết luận pháp luật hoàn toàn không có cơ sở hủy phán quyết trọng tài kể trên.

Có dễ hủy phán quyết trọng tài? - Ảnh 1.

Minh họa: KHỀU

Thuế GTGT và hệ lụy

Trong vụ tranh chấp giữa Công ty TNHH Kỹ nghệ K (Công ty K, nguyên đơn) với Công ty TNHH Giày TP (Công ty TP, bị đơn), Hội đồng Trọng tài thuộc VIAC quyết định bị đơn trả nguyên đơn hơn 27,1 tỉ đồng. 

Đây là tranh chấp thuế GTGT phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng dự án sản xuất gia công giày và phụ kiện ngành giày giữa Công ty K với Công ty TNHH Một thành viên JMV. Sau khi ký hợp đồng, Công ty TNHH Một thành viên JMV đổi tên thành Công ty TP.

Công ty TP thấy rằng Hội đồng Trọng tài không khách quan, không công bằng; vi phạm thủ tục tố tụng trọng tài. Công ty TP chỉ trích Hội đồng Trọng tài không để ý đến nội dung thỏa thuận giá chuyển nhượng dự án đã gồm 10% thuế GTGT ở hợp đồng. 

Dù thế, Hội đồng Trọng tài cho phép Công ty K. thụ hưởng 10% thuế GTGT. Tức ngoài khoản tiền chuyển nhượng, Công ty TP phải thanh toán thêm phần thuế GTGT. Theo Công ty TP, đây là phán quyết trái nguyên tắc cơ bản của pháp luật, yêu cầu tòa án hủy phán quyết trọng tài.

Tòa án có thẩm quyền giải thích việc giải quyết tranh chấp do trọng tài thực hiện đều căn cứ nội dung hợp đồng 2 bên ký kết cũng như quy định pháp luật. Toàn bộ điều khoản hợp đồng đều dựa vào nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận.

Đối với vụ việc hai bên tranh chấp liên quan đến điều khoản hợp đồng về giá chuyển nhượng dự án bao gồm thuế GTGT 10%, đây là trường hợp phát sinh khi bên chuyển nhượng không phải kê khai, tính toán nộp thuế GTGT. 

Trong khi, hợp đồng không thể hiện rõ ràng phương án xử lý nếu bên chuyển nhượng không phải nộp thuế GTGT. Viện dẫn nhiều điều luật cùng văn bản dưới luật, hội đồng xét đơn tuyên bố không xem xét lại nội dung tranh chấp mà hội đồng trọng tài đã phân xử. Từ đó, tòa án bác bỏ yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.

Điều kiện hủy phán quyết của trọng tài

Theo hướng dẫn của TAND Tối cao, tòa án chỉ hủy phán quyết trọng tài sau khi chỉ ra được phán quyết có nội dung trái với một hoặc nhiều nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam mà Hội đồng Trọng tài không thực hiện nguyên tắc này khi ban hành phán quyết. Đồng thời, phán quyết xâm phạm nghiêm trọng lợi ích nhà nước, quyền - lợi ích hợp pháp một hoặc các bên, người thứ ba.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo