xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Cởi trói” cho án ma túy

Bài và ảnh: Phạm Dũng

Thông tư liên tịch số 08/2015 đã tháo gỡ những khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xét xử hàng ngàn vụ án ma túy tồn đọng

Bộ Công an, VKSND Tối cao, TAND Tối cao và Bộ Tư pháp vừa ký Thông tư liên tịch (TTLT) số 08/2015 (có hiệu lực từ ngày 30-12) sửa đổi, bổ sung một số điểm của TTLT số 17/2007/TTLT, hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ Luật Hình sự năm 1999.

Chỉ bắt buộc giám định 4 trường hợp

Trước đó, TTLT số 17 quy định trong mọi trường hợp, khi thu giữ được các chất nghi là ma túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy đều phải trưng cầu giám định để xác định loại, hàm lượng, trọng lượng. Sau đó, TAND Tối cao cho rằng khi xét xử, HĐXX chỉ căn cứ vào trọng lượng để kết tội bị cáo mà không giám định hàm lượng nên có thể dẫn đến oan, sai. Vì vậy, ngày 17-9-2014, TAND Tối cao ban hành Công văn số 234 quy định: “Bắt buộc phải trưng cầu giám định hàm lượng trong các chất thu giữ nghi là ma túy để lấy đó làm căn cứ kết tội các bị cáo”. Từ khi công văn này có hiệu lực, việc giải quyết án ma túy bị ách tắc và gặp nhiều khó khăn.

TAND TP HCM xét xử sơ thẩm một vụ án ma túy
TAND TP HCM xét xử sơ thẩm một vụ án ma túy

Theo nhận định của đa số kiểm sát viên, thẩm phán và luật sư, TTLT số 08 đã tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và giải quyết hàng ngàn vụ án ma túy tồn đọng trên cả nước. Điểm nổi bật của TTLT số 08 là chỉ trưng cầu giám định hàm lượng bắt buộc đối với 4 trường hợp cụ thể, gồm: Chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể rắn được hòa thành dung dịch; chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể lỏng đã được pha loãng; xái thuốc phiện; thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần. Ngoài 4 trường hợp này, nếu có căn cứ và xét thấy cần thiết, tòa án trực tiếp trưng cầu giám định để bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật.

Theo TTLT số 08, nếu chất được giám định không phải là ma túy hoặc không phải là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép ma túy nhưng người thực hiện hành vi phạm tội ý thức rằng đó là chất ma túy hoặc là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thì tùy hành vi phạm tội cụ thể mà truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội danh quy định tại khoản 1 của điều luật tương ứng đối với các tội phạm về ma túy. “Trường hợp không thu giữ được vật chứng là chất ma túy, tiền chất nhưng có căn cứ xác định trọng lượng chất ma túy, tiền chất mà người phạm tội đã mua bán, vận chuyển, tàng trữ hoặc chiếm đoạt thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh và điều khoản tương ứng” - TTLT số 08 nêu.

Bảo đảm quyền lợi của người phạm tội

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, thẩm phán Vũ Phi Long, Phó Chánh Tòa Hình sự TAND TP HCM, cho biết từ khi Công văn số 234/2014 có hiệu lực, tòa phải trả hồ sơ rất nhiều vụ án ma túy để yêu cầu giám định hàm lượng mặc dù biết rõ là không còn mẫu tang vật để giám định, như vậy sẽ rất gian nan và không khả thi. “TTLT số 08 diễn giải rõ hơn, tháo gỡ những khó khăn về hàm lượng, thúc đẩy công tác điều tra, truy tố và xét xử đúng thời hạn, bảo đảm quyền lợi của người phạm tội. Bên cạnh đó, các thẩm phán cũng được giải quyết những khó khăn khi xử án ma túy” - thẩm phán Long phân tích.

Theo thẩm phán Vũ Phi Long, vẫn còn những vướng mắc mà các ban, ngành trung ương phải giải thích rõ hơn. Cụ thể, TTLT số 08 quy định tòa án có quyền yêu cầu giám định nếu thấy cần thiết, trường hợp này không mang tính ràng buộc nên khi tòa thấy cần thiết mà VKS và cơ quan điều tra không đáp ứng cũng đành chịu. “Vì vậy, TAND TP HCM sẽ tiếp tục kiến nghị làm rõ hơn những vướng mắc cũ” - thẩm phán Long nói.

Luật sư Nguyễn Thành Công (Công ty Đông Phương Luật, Đoàn Luật sư TP HCM) cho rằng việc chỉ bắt buộc trưng cầu giám định đối với các trường hợp cụ thể theo TTLT số 08 là sự tháo gỡ kịp thời của các cơ quan tố tụng liên ngành nhằm thống nhất cách giải quyết, định hướng xử lý nên sẽ mang lại hiệu quả rất cao trong quá trình xét xử lẫn điều tra. “Điều đặc biệt của TTLT số 08 là căn cứ vào nguyên tắc bất hồi tố trong áp dụng pháp luật thì đối với các trường hợp đình chỉ vụ án vì không giám định được hàm lượng ma túy trong các vụ án nằm ngoài 4 trường hợp nêu trên cũng sẽ không căn cứ vào văn bản này mà phục hồi điều tra. Còn các trường hợp tạm đình chỉ vụ án chờ kết luận giám định hàm lượng ma túy, nếu không thuộc 4 trường hợp nêu trên thì vẫn tiến hành xét xử được căn cứ theo loại ma túy đã xác định rõ trong các điều luật của Bộ Luật Hình sự liên quan đến tội phạm về ma túy” - luật sư Công nhận xét.

TP HCM tồn đọng gần 500 vụ án

VKSND TP HCM cho biết từ khi TAND Tối cao ban hành Công văn 234, tại TP HCM tồn đọng gần 500 vụ án, chưa kể 8 vụ giám đốc thẩm hủy án yêu cầu giám định tinh chất ma túy. Do vướng Công văn 234 nên từ tháng 9-2014 đến nay, tất cả vụ án ma túy mà VKSND TP truy tố chuyển TAND cùng cấp xét xử đều bị trả hồ sơ, yêu cầu giám định hàm lượng.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo